ClockThứ Sáu, 22/05/2020 07:15

Chia sẻ với Chính phủ, với người dân khó khăn

TTH - Báo cáo trước Quốc hội vào sáng 20/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Quốc hội chưa tăng mức lương cơ sở người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lương hưu. Lý do Chính phủ đề nghị điều này, theo Thủ tướng là “để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách”.

COVID-19 đang định hình lại cuộc sống công việcTăng trưởng năng lượng xanh toàn cầu giảm lần đầu tiên trong 20 nămHợp tác và linh hoạt là chìa khóa để vực dậy ngành du lịch ASEAN

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp may mặc ở huyện Quảng Điền. Ảnh: Minh Nguyên

Đề xuất của Thủ tướng liệu Quốc hội có thông qua?

Trước đó, Quốc hội đã đồng ý tăng mức lương cơ sở cho những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lương hưu tăng thêm 7,19%, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2020 theo lộ trình tăng lương.

Tăng lương là mong mỏi của người hưởng lương. Chính sách tiền lương hiện tại có nhiều bất cập. Bộ máy nhà nước công kềnh là một trong những cản trở lớn cho việc cải cách tiền lương. Tiền ngân sách thu được, khoảng hơn 80% là chi cho chi thường xuyên, tức là chi cho nuôi bộ máy. Bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chậm được cải cách, năng suất lao động thấp đã làm cho việc chi trả tiền lương cho người lao động trong khu vực nhà nước rất thấp. Xin lấy một ví dụ: một người học đại học ra trường, nếu thi đỗ vào ngạch công chức hoặc viên chức hiện tại, mỗi tháng tiền lương nhận được chỉ hơn 3 triệu đồng, tức là một ngày hơn 100 ngàn đồng, trong khi những người lao động tự do mức thu nhập được trả đã cao hơn rất nhiều lần. Ví dụ như mặt bằng thu nhập hiện tại được trả cho các nghề lao động phổ thông như điện, nước, nề, mộc… những người lành nghề (gọi là thợ chính) dao động từ 320 – 380 ngàn đồng/ngày; thợ phụ vào khoảng 220 – 270 ngàn đồng/ngày. Vấn đề là ở chỗ lao động tự do “thiếu tính ổn định”; lao động trong khu vực hưởng lương nhà nước “ổn định” nhưng thấp?

Thực ra gọi là tăng lương nhưng thực chất chưa hẳn được nhiều, vì mỗi năm phải trừ đi trước giá (lạm phát). Nhưng năm vừa qua, Việt Nam kiềm chế giá khá tốt, xoay quanh 4%, tức là sức mua của đồng tiền thấp đi. Chính vì vậy, mỗi khi nghe tăng lương, thông tin này được người hưởng lương mong ngóng.

Công nhân làm việc tại Khu Công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy). Ảnh: Minh Nguyên

Thủ tướng mới chỉ đề xuất trong ngày khai mạc đầu tiên của Quốc hội. Quốc hội chưa có ý kiến gì. Nhưng theo suy đoán của người viết bài này, khả năng Quốc hội sẽ thống nhất với đề xuất của Chính phủ là rất cao. Lý do đầu tiên như Thủ tướng nêu ra là để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách. Ngân sách Việt Nam chưa được dồi dào trong khi nhu cầu chi rất cao. Lúc bình thường đã phải cân đối chi tiêu, cố gắng hết sức khoa học, tức là hài hòa các mục tiêu. Giờ trong hoàn cảnh dịch bệnh, thu đã ít nhưng chi lại tăng. Riêng gói hỗ trợ phục hồi kinh tế được Chính phủ công bố trước đây đã vào khoảng 285.000 tỷ đồng, trong đó gói chi hỗ trợ trực tiếp đến người dân là 62.000 tỷ đồng. Như Thừa Thiên Huế, nguồn vốn dự phòng chỉ đủ chi cho khoảng 70% mục tiêu chi hỗ trợ, tức là phải nợ (chưa biết nguồn nào).

Lý do thứ hai là dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt được rất thấp. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ có hai kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 là đạt cao (điều kiện thuận lợi) có thể đạt mức 4,4 – 5,2%; tình hình khó khăn (có thể hiểu là nền kinh tế chậm phục hồi) thì chỉ đạt từ 3,6 – 4,4%). Tất cả những con số nêu trên mới chỉ là dự báo, thực tế chưa hẳn đã như vậy, trong đó không loại trừ có khả năng thấp hơn. Vì nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn. Chúng ta khống chế thành công dịch nhưng các nước thì chưa thể đoán định được. Điều này cũng có nghĩa, nguồn thu ngân sách sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với Thừa Thiên Huế, dự kiến nguồn thu ngân sách năm nay cũng sụt cả ngàn tỷ đồng so với kế hoạch đề ra.

Xã hội Việt Nam là một xã hội tương thân, tương ái rất cao. Hễ có những biến cố nào là người dân chung tay gánh vác. Khu vực hưởng lương nhà nước là một trong những khu vực thường đi đầu trong mọi việc, cho nên việc chia sẻ với Chính phủ, với người dân gặp khó khăn chắc hẳn những người ở khu vực hưởng lương sẽ đồng tình ủng hộ.

Với những lý do nêu trên, người viết bài này dự báo rằng, khả năng Quốc hội đồng tình với đề xuất của Chính phủ việc chưa tăng lương cơ sở vào ngày 1/7 tới là rất cao.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

TIN MỚI

Return to top