ClockThứ Bảy, 09/04/2022 13:45

Cần xem lại việc thay đổi thời gian khám bệnh định kỳ

TTH - Những năm vừa qua, toàn bộ bệnh nhân có bệnh mãn tính mà hầu hết là người cao tuổi, mỗi tháng 1 lần đến khám bệnh mà thực chất chỉ để nhận thuốc bảo hiểm y tế. Nói vậy vì bệnh mạn tính ít có diễn biến bất thường; nếu có, bệnh nhân chẳng đợi đến hẹn mà lập tức tìm đến bệnh viện. Được biết, có địa phương đã cho bệnh nhân già yếu được ủy quyền con cháu đến nhận thuốc thay. Như thế là hợp lý.

Khám, tầm soát ung thư vú và cổ tử cung miễn phí cho 500 phụ nữHơn 200 cán bộ công chức nghèo A Lưới được khám, cấp phát thuốc miễn phí

Vậy mà từ tháng 3 năm nay, có quy định bệnh nhân nửa tháng phải đến khám lại để nhận thuốc. Không rõ đây là quy định của Bộ Y tế hay bảo hiểm y tế? Dù là cơ quan nào quy định thì sự thay đổi này gây ra rất nhiều rắc rối. Qua facebook, tôi có trao đổi với bạn văn có chút quen biết là Thầy thuốc Nhân dân Trần Sĩ Tuấn, từng là Tổng Biên tập Báo “Sức khỏe và Đời sống" và anh đã viết trên facebook ngày 2/4 xác nhận vấn đề tôi nêu lên: “Cũng là ý kiến của rất nhiều bác đi khám bảo hiểm. Cứ nửa tháng phải đi khám một lần, mà thực tế chả khám gì mà chỉ để làm thủ tục lấy thuốc. Những lần lấy thuốc tiếp theo y chang những lần trước. Vừa phiền hà cho người bệnh và cả cho bệnh viện, vì phải qua rất nhiều công đoạn và thủ tục. Bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch và các bệnh mạn tính khác ít nhất 3 tháng mới phải đổi thuốc khác. Vì vậy quy định nửa tháng khám lại để lấy thuốc là bất hợp lý”.

Như đã viết ở trên, nếu để kịp theo dõi bệnh tình thì bệnh mãn tính rất ít chuyển biến và nếu có bất thường thì bệnh nhân đã lập tức đến bệnh viện. Do đó, quy định nửa tháng (15 ngày) phải đi khám lại, trước hết làm khổ bệnh nhân - với người già 70-80 tuổi mỗi tháng thêm một lần chen chúc, chờ đợi khám (chỉ là “hình thức” chiếu lệ) rồi nhận thuốc rất khổ. Trong khi dịch COVID-19 chưa hết thì nguy cơ lây nhiễm vẫn còn. Đó là chưa nói đến những rủi ro trên những đường phố đông đúc.

Về ngành y tế thì từ bác sĩ cho đến các khâu phục vụ bệnh nhân đều tăng gấp đôi công việc. Có người bảo rằng: như thế sẽ tăng thu nhập? Tôi không tin ngành y nhân đạo lại tính toán vì tiền như thế! Còn bảo hiểm y tế thì không hiểu thu được lợi ích gì từ quy định mới này?

Rất mong ý kiến nhỏ thẳng thắn của một bệnh nhân trên 80 tuổi được lãnh đạo ngành y tế và bảo hiểm y tế lắng nghe và kịp thời phản hồi. Nếu quả việc thay đổi thực sự ích quốc lợi dân, xin thông báo cho công chúng được biết. Nếu không, đề nghị cần sớm bãi bỏ quy định mới ban hành vừa nêu ở trên, đồng thời nên có quy định bác sĩ được quyền cấp thuốc 2 tháng một lần cho bệnh nhân mãn tính trên 70 tuổi, khi xét thấy bệnh ít diễn biến và không cần đổi thuốc; với bệnh nhân già yếu thì được ủy quyền cho người thân đến nhận thuốc hàng tháng, chứ không để mỗi bệnh viện thực hiện một cách khác nhau và bác sĩ khó xử trí khi bệnh nhân yêu cầu…

Trung Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đếm sắc màu thời gian

Những sắc màu của mùa thu đã từng ôm ấp tuổi trẻ của biết bao kẻ từng là người con của Huế, từng lãng du phiêu bồng trong ngày Huế chuyển mùa, đổi màu thay sắc dưới khung trời xứ mơ. Quen thuộc đến nỗi, mỗi lần rời chân nhấc gót tìm kiếm, khám phá thế giới ở bên ngoài những cánh cửa, người vẫn thì thầm lẩm bẩm đọc nó lên như một câu thần chú trong mộng: “Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô”.

Đếm sắc màu thời gian
Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian

Cùng với việc triển khai có hiệu quả ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số, BHXH tỉnh đồng thời thực hiện kết nối, tích hợp tài khoản định danh điện tử (VNeID) trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian
Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm

Lần đầu tiên quy định về quản lý giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ/tuần được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất đưa vào dự thảo Luật Việc làm. Hạn chế giờ làm thêm được xem là một chính sách cần thiết, nhằm đảm bảo cho sinh viên có đủ thời gian tập trung vào việc học và được trả lương phù hợp, không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.

Cân đối quỹ thời gian cho sinh viên đi làm thêm
Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng

Ngày 19/7, Cục Thống kê tỉnh cho biết, từ 1/8/2024, đơn vị sẽ có một số thay đổi về lịch phổ biến một số thông tin thống kê và thời gian công bố số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) để phù hợp với những quy định mới.

Thay đổi thời gian phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng

TIN MỚI

Return to top