ClockThứ Hai, 27/03/2023 13:29

Hỏi mạng xã hội, rối bời tương lai

TTH - Mùa tuyển sinh cận kề, hàng tá video nội dung định hướng nghề nghiệp xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội gây bất an cho phụ huynh và học sinh.

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hộiNhận diện lợi dụng mạng xã hội để chống phá

leftcenterrightdel
Các em học sinh nên lắng nghe những chia sẻ, tư vấn từ những buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh hơn là những nội dung trên nền tảng số. Ảnh: NVCC 

Càng xem càng rối

Với từ khóa “ngành học vô dụng” trên nền tảng TikTok, có hàng loạt video điểm mặt chỉ tên những ngành học mà sinh viên tốt nghiệp thường làm trái ngành, khó kiếm việc làm, thậm chí là không có việc làm vì không còn phù hợp với xã hội hiện tại. Video mới nhất theo nội dung “ngành học vô dụng” đã thu hút hơn 23.700 lượt xem chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ đăng tải.

Việc ăn theo các trào lưu, đón đầu hoặc tạo ra các xu hướng mới thu hút được người xem chính là cách hái ra tiền của người làm công việc “sáng tạo nội dung trên nền tảng số”. Họ tung các video hướng nghiệp cũng là điều dễ hiểu khi mùa tuyển sinh sắp đến gần. Tuy nhiên, những video hướng nghiệp kiểu này khiến người trẻ càng xem càng rối, bởi rất nhiều ngành học, họ thản nhiên đưa vào danh sách “vô dụng” trong thời điểm hiện tại và có thể bị xóa sổ ở tương lai, như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân sự, Ngôn ngữ Anh…

“Trong các môn học ở trường, em học khá môn Anh văn và ba mẹ cũng đầu tư cho việc học ngoại ngữ của em từ nhỏ. Em dự định chọn ngành Ngôn ngữ Anh vì đúng sở thích và thế mạnh. Nhưng xem xong video này, em thấy hoang mang, nản chí khi sợ học xong mà không tìm được việc làm thì xem như mất 4 năm uổng phí học đại học", Nguyễn Kiều Anh, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ chia sẻ.

Cũng định hướng chọn ngành Quản trị kinh doanh, nhưng Đỗ Thanh Thảo, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng cân nhắc thêm ngành học Thiết kế đồ họa, bởi sợ học xong thì “vô dụng” như “tiên tri” TikTok đang dự đoán. Thanh Thảo kể: “Em đã xác định chọn ngành Quản trị kinh doanh từ năm học lớp 10, nhưng mấy video trên TikTok cũng làm em thấy lo. Gia đình không quá khá giả về kinh tế, nên em rất sợ áp lực học xong mà không có việc làm. Em cũng đang tham khảo thêm vài nơi tư vấn tuyển sinh và làm phương án dự phòng thêm ngành Thiết kế đồ họa cho mình”.

Chọn lọc thông tin

Thống kê tại nhiều quốc gia trên thế giới, số thanh, thiếu niên dùng TikTok chiếm hơn một nửa số tài khoản người dùng tại nước sở tại. Ở Việt Nam, TikTok công bố trong năm 2022 là hơn 27 triệu tài khoản. Ngoài ra, một khảo sát do Công ty Nghiên cứu thị trường Decision Lab thực hiện vào quý 4 năm 2022 cho thấy, 67% người trẻ (từ 11-26 tuổi) có dùng TikTok.

Nền tảng chia sẻ video này ngày càng chứng tỏ sức hút mạnh mẽ với giới trẻ, bởi đúng tâm lý muốn thể hiện bản thân của nhiều người và giải trí nhanh - gọn - nhẹ của giới trẻ hiện đại. Lên mạng để nghe tư vấn tuyển sinh hay vấn đề, thông tin mà mình đang quan tâm không còn lạ với lớp trẻ. Tuy nhiên, tin tới đâu tùy thuộc vào kỹ năng của mỗi người.

Chị Nguyễn Thị Ý, có con học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ cho biết: Tôi thực sự lo lắng khi những thông tin vô thưởng, vô phạt về chọn lựa nghề nghiệp được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội. Tôi chỉ muốn con tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp do trường tổ chức, để từ đó có cái nhìn toàn diện về những ngành nghề sẽ phát triển trong tương lai.

Theo PGS.TS. Hoàng Công Tín, Trưởng khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế, khi các thầy, cô đi chia sẻ, tư vấn tuyển sinh trực tiếp ở các trường học, đối tượng tiếp nhận chỉ vài ngàn học sinh là cùng, nhưng trên mạng xã hội thì nhanh như cái chớp mắt đã có hơn 10.000 lượt xem. "Tôi thấy các ngành học trong những video kể trên, lượng sinh viên ra trường và đi làm vẫn đều đều, tất nhiên không thể 100% được. Các em học sinh xem TikTok rồi tự chọn ngành học cho mình rất dễ bị hoang mang và không định hướng được mình có thế mạnh gì, thích cái gì? Trong khi người làm video chỉ đưa ra thông tin mà không hề có kiểm chứng từ những khảo sát có uy tín", PGS.TS. Hoàng Công Tín bức xúc.

Hậu quả của những video hướng nghiệp lệch lạc này khiến nhiều bạn trẻ hoang mang về tương lai khi không biết chọn những nghành nghề mà mình thích, hay nghe TikTok để tránh nghề “vô dụng”. Thiết nghĩ, người trẻ hãy tự tin vào năng lực, sở trường của mình; đồng thời, cần tham khảo những thông tin chính thống về thị trường lao động để có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

TIN MỚI

Return to top