ClockThứ Hai, 13/09/2021 16:06

Bài học từ vụ án cho vay nặng lãi

TTH - Các bị cáo trong vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” vừa bị TAND tỉnh xử phạt nghiêm khắc là lời cảnh tỉnh về hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Cho vay nặng lãi... lỗ nặng

Cơ quan điều tra Công an tỉnh phát hiện trên địa bàn TP. Huế một tổ chức chuyên cho vay lãi nặng với số tiền lớn, gây mất trật tự trị an.

Sau thời gian thẩm tra, xác minh, Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Đắc Hải Anh, Võ Bá Đạt, Nguyễn Đức Giang, Đàm Quang Trung và Nguyễn Tiến Đại về hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Trước đó, do nắm bắt được nhu cầu của nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cần vay vốn để làm ăn, mua sắm, tiêu dùng nhưng không muốn làm hồ sơ, thủ tục vay vốn tại các ngân hàng, nhóm đối tượng do Nguyễn Đắc Hải Anh cầm đầu đã tổ chức một đường dây cho vay với lãi suất cao để thu lợi bất chính.

Để thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã in tờ rơi, card visit và các tờ quảng cáo cho vay tiền, đem dán ở các nơi công cộng, rải ở chợ và các khu dân cư để thu hút người vay tiền. Về thủ tục vay tiền, các đối tượng chỉ yêu cầu người có nhu cầu vay tiền cung cấp bản sao giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc hóa đơn tiền điện, nước là có thể được xem xét cho vay tiền.

Các bị cáo khai, nguồn tiền để cho vay do một đối tượng tên Lê Hồng Phong, (trú tại phường Thanh Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cung cấp. Nguyễn Đắc Hải Anh được Phong giao quản lý sổ sách của nhóm, để tập hợp số liệu thu chi của toàn bộ đường dây cho vay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng tháng báo cáo kết quả thu chi, kết quả cho vay, tiền lãi và thanh toán tiền thu lời còn lại với Phong hằng ngày, đồng thời là người quản lý két sắt cất giữ tiền hoạt động của cả nhóm. Ngoài ra Hải Anh còn trực tiếp giao dịch cho vay và thu nợ rất nhiều người để thu lợi. Giang, Đạt, Trung, Đại trực tiếp giao dịch với những người có nhu cầu vay tiền để cho vay.

Trong quá trình đường dây cho vay hoạt động, Phong là người chi trả toàn bộ các khoản tiền ăn ở, tiền thuê nhà, tiền in ấn tờ rơi và chi phí tiền xăng xe đi thu tiền. Hằng tháng, sau khi cân đối thu, chi Phong trả tiền công cho các đối tượng, phần lợi nhuận còn lại Phong thu giữ hưởng lợi riêng.

Theo lời khai của các bị cáo, đối tượng tên Phong đã trực tiếp điều hành đường dây cho vay lãi nặng cho đến tháng 7/2019 thì giao lại cho Nguyễn Đắc Hải Anh quản lý. Khi có người vay quá hạn trả nợ, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn liên tục gọi điện, nhắn tin đe dọa, tạo áp lực để người vay trả nợ hoặc vay lại lượt vay mới để đòi nợ khoản vay cũ.

Căn cứ vào các giấy vay nợ, sổ theo dõi vay tiền và lời khai của các bị cáo xác định, từ đầu tháng 8/2018 đến ngày bị bắt, tổ chức cho vay lãi nặng này đã cho hàng trăm lượt người trên địa bàn tỉnh vay tiền với lãi suất từ 121,67% đến 304,17% một năm.

Hành vi cho vay với mức lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính số tiền từ 30 triệu đồng trở lên của các bị cáo Nguyễn Đắc Hải Anh, Võ Bá Đạt, Nguyễn Đức Giang, Đàm Quang Trung và Nguyễn Tiến Đại đã phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Các bị cáo là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi cho vay với lãi suất cao, là vi phạm pháp luật hình sự, nhưng do ý thức chấp hành pháp luật kém và vì hám lợi, nên vẫn cố ý thực hiện. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, không những đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương, gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân, nên cần xử lý nghiêm mới đảm bảo tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

Xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, đối với từng bị cáo, Hội đồng xét xử TAND tỉnh đã áp dụng từng mức hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra. Theo đó, phạt Nguyễn Đắc Hải Anh 2 năm 2 tháng tù; Nguyễn Đức Giang 1 năm 5 tháng tù; Võ Bá Đạt 1 năm 3 tháng tù; Đàm Quang Trung 14 tháng 14 ngày tù; Nguyễn Tiến Đại 50 triệu đồng.

Trong vụ án này, ngoài các bị cáo đã bị khởi tố về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” nêu trên  thì còn có các đối tượng liên quan gồm: Lê Hồng Phong (là đối tượng cầm đầu đường dây cho vay và điều hành đường dây), Nguyễn Thế Vũ. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và khởi tố hai bị can để xử lý, nhưng do các đối tượng này đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã (hiện đã bắt được và sẽ xử lý sau).

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi chín ngân hàng thương mại yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ.

Khẩn trương thực hiện cho vay nhà ở theo Nghị quyết 33
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

Những tác phẩm từ cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế, tranh vẽ về văn hóa Huế, sưu tầm văn hóa dân gian do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức là nguồn học liệu quý trong thực hiện chương trình giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non.

Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non
Lời cảnh tỉnh từ vụ án tổ chức mang thai hộ

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận các trường hợp phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, giúp mang thai hộ cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con, ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nếu người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác là vi phạm pháp luật hình sự và phải “ra trước vành móng ngựa”.

Lời cảnh tỉnh từ vụ án tổ chức mang thai hộ

TIN MỚI

Return to top