ClockThứ Tư, 11/09/2024 06:40

Ứng dụng bức xạ an toàn trong y tế và công nghiệp

TTH - Bên cạnh vai trò, tác động và đóng góp rất lớn đối với cuộc sống thì ứng dụng công nghệ bức xạ cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường. Việc ứng dụng công nghệ tân tiến để giám sát và quản lý đảm bảo hơn yêu cầu đặt ra.

“Liều thuốc” làm vợi nỗi đauNhân viên y tế tổ dân phố: Tâm tư chuyện phụ cấpBảo vệ hô hấp cho nhân viên y tế

 Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh

Chủ động quản lý

Hiện nay, theo thống kê, trên cả nước có hơn 1.900 cơ sở bức xạ, một số cơ sở hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Còn trên địa bàn tỉnh, đang ứng dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong các lĩnh vực: Y tế, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu phân tích. Trong y tế, có 175 thiết bị bức xạ dùng trong chẩn đoán, điều trị bệnh (thiết bị X-quang, máy gia tốc tuyến tính, máy chụp cắt lớp, máy xạ trị...) và 55 nguồn phóng xạ sử dụng trong chiếu xạ, xạ trị và làm nguồn chuẩn thiết bị y tế. Trong công nghiệp, có 11 nguồn phóng xạ và 10 thiết bị phát tia X (sử dụng trong phân tích; đo mức trên dây chuyền sản xuất). Trong dịch vụ có 5 thiết bị phát tia X (soi chiếu an ninh) và trong nghiên cứu, phân tích có 1 nguồn phóng xạ gắn trên thiết bị sắc ký khí.

Hiện tại, ở Nhà máy Bia Carlsberg Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Bài đang sử dụng 12 thiết bị, gồm: 11 thiết bị tia X và 1 nguồn phóng xạ để đo mức chất lỏng, kiểm soát chất lượng mức chiết trong lon và chai bia. Việc ứng dụng này nhằm kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề về chất lượng, góp phần mang lại chất lượng sản phẩm đầu ra tốt nhất cho khách hàng. Để đảm bảo ứng dụng bức xạ an toàn, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam quản lý các thiết bị tia X và nguồn theo danh sách, vị trí, số cấp phép; kiểm đếm nguồn bức xạ định kỳ hàng quý; đo kiểm xạ định kỳ hằng năm cho các thiết bị đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Công ty cũng tiến hành đo liều kế định kỳ hằng quý cho nhân viên, thông báo kết quả liều kế cá nhân cho nhân viên. Trường hợp vượt liều thì luân chuyển đến vị trí khác. Theo báo cáo của công ty, đến thời điểm này, chưa xảy ra trường hợp nào vượt liều, chỉ số liều hiệu dụng hiện đang nhỏ hơn rất nhiều so với quy định.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường đại học Y Dược, Đại học Huế là 2 đơn vị đầu ngành khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước về ứng dụng công nghệ bức xạ trong điều trị ung thư, tim mạch, thần kinh và một số bệnh lý khác với đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, chủ yếu tập trung vào các hệ thống X-quang thường quy và từng bước đầu tư hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính (CT) tại một số trung tâm y tế trọng điểm để phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.

Tiếp cận công nghệ hiện đại, an toàn

Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, công tác an toàn bức xạ và an ninh phóng xạ trên địa bàn luôn được tăng cường quản lý, thông qua hoạt động cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo phân cấp; thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về an toàn bức xạ tại các cơ sở tiến hành công việc bức xạ; diễn tập, tập huấn ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn...

Được đảm bảo về mặt quản lý nhà nước và việc sử dụng công nghệ bức xạ trong các ngành công nghiệp, y tế... đem lại hiệu quả tối ưu, song vẫn đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Đơn cử như giá thành đầu tư cao, gia tăng chi phí, thiếu nhân lực trình độ cao để vận hành, ứng dụng hiệu quả và đặc biệt tiềm ẩn một số nguy cơ về an toàn bức xạ cho nhân viên...

Đối với ngành y tế, dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến nhân viên y tế và bệnh nhân, như: Bị nhận liều chiếu xạ cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh bức xạ nghề nghiệp; chiếu xạ quá liều, sai liều gây tổn thương bức xạ tức thời, ảnh hưởng kết quả điều trị... Vì vậy, để ứng dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ bức xạ trong lĩnh vực y tế, ngành này tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới y học hạt nhân, điện quang, xạ trị tập trung tại các bệnh viện lớn và chuyển giao công nghệ cho tuyến y tế cơ sở đủ năng lực. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao và sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại.

Theo đại diện Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam, việc sử dụng thiết bị nguồn phóng xạ có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho con người, môi trường khi bị thất lạc. Vì vậy, công ty đang loại dần các nguồn phóng xạ để chuyển dần về thiết bị phát tia công nghệ cao (dùng năng lượng từ trường) có cường độ rất nhỏ để giảm thiểu rủi ro và mức độ ảnh hưởng cho nhân viên đến mức thấp nhất có thể.

Theo đề xuất của đại diện Công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm Huế và một số đơn vị sản xuất công nghiệp, tỉnh cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư, ứng dụng các thiết bị công nghệ cao như máy X Ray, máy phân tích PGNAA trong kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản xuất sản phẩm. Vì khi sử dụng công nghệ bức xạ này vào sản xuất công nghiệp còn giúp tiết kiệm nhân lực, thay thế các phương pháp sử dụng hóa chất độc hại, giảm phát thải hóa chất ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top