ClockThứ Bảy, 05/03/2022 14:58

Tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát

TTH.VN - Sáng 5/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 họp phiên họp thứ 13 về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì.

Cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhàNhững dự báo về đại dịch COVID-19 hậu làn sóng OmicronVào trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19Bình thường mới, nhưng đừng bình thường quá

Cuộc họp tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến ngày 4/3/2022, thế giới ghi nhận trên 442,7 triệu ca mắc COVID-19; trên 6 triệu trường hợp tử vong; riêng trong tháng qua có trên 52 triệu ca mắc mới, trong đó, trên 200.000 trường hợp tử vong. Các quốc gia ghi nhận số nhiễm, tử vong cao trong tháng, có: Mỹ, Brazil, Ấn Độ.

Từ ca nhiễm đầu tiên đến nay, nước ta đã ghi nhận 4.059.262 ca mắc; trong số này, 2.589.436 người đã khỏi bệnh (63,8%), 40.609 ca tử vong. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9%, số ca tử vong giảm 47,1%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24,5%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43,1%. Tỷ lệ chết/mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%).

Phân bố tỷ lệ nhiễm theo độ tuổi trong tháng 02/2022 so với tháng trước gồm: nhóm 18-49 tuổi chiếm 54,3%, tăng 2,5 lần so tháng trước; nhóm 50-65 tuổi chiếm 10,8%, tăng 2,2 lần so với tháng trước; nhóm trên 65 tuổi chiếm 4,5%, tăng 2 lần so với tháng trước.

Bộ Y tế cũng nhận định, đến nay, tình hình dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua. Số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc-xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi; số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 37,6% so với tháng trước, số trường hợp tử vong trên dưới 100 ca mỗi ngày, hiện vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.

Tính đến ngày 3/3, đối tượng từ 18 tuổi trở lên đạt tỷ lệ mũi 1, mũi 2, mũi 3 lần lượt là 100%, 98,4% và 37,4%. Đối tượng từ 12-17 tuổi đạt tỷ lệ mũi 1, mũi 2 lần lượt là 98,8% và 93,5%. Nước ta cơ bản đã bao phủ 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên. Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục mua sắm vắc xin và chuẩn bị để triển khai tiêm cho nhóm đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Để tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Y tế đề xuất giảm thời gian cách ly y tế nhưng tăng cường khuyến cáo thực hiện biện pháp 5K để hạn chế nguy cơ lây nhiễm do rút ngắn thời gian cách ly y tế đối với người nhập cảnh, thời gian cách ly trường hợp F1 và đề xuất đi làm cho trường hợp F0, F1 đang trong thời gian cách ly…

Tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nặng chuyển về tuyến cuối

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp này đánh giá tình hình dịch bệnh kể từ phiên họp thứ 12 trước Tết đến nay để xem có gì mới, phức tạp, diễn biến mới nổi lên trong phòng, chống dịch Covid-19 ở trên thế giới cũng như trong nước; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

Thủ tướng cho biết, hiện nay tuy tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Số ca mắc tăng nhưng số ca chuyển nặng giảm rõ rệt, đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là sau khi có chủng Omicron xâm nhập. Do đó ngoài việc cần đánh giá số ca mắc tăng cao thì cần quan tâm vấn đề mới, lưu ý, quan tâm những gì, từ đó chúng ta đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp tình hình.

Thủ tướng cũng yêu cầu, cần xem xét thảo luận các biện pháp phòng, chống dịch cần bổ sung những gì, nhất là các biện pháp liên quan đến y tế, như: thuốc, vắc-xin, công tác phòng, chống dịch ở các địa phương, các bộ, ngành… để có các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Tinh thần chung là không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; tập trung giảm số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, hướng dẫn của Bộ Y tế, yêu cầu 5K đối với cá nhân; yêu cầu an toàn COVID-19 đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Tại Thừa Thiên Huế, tính đến hết ngày 4/3, toàn tỉnh có 28.731 người bệnh COVID-19 đã có mã bệnh của Bộ Y tế; trong đó, 2.614 trường hợp đang được thu dung, điều trị; tổng số ca bệnh tử vong là 168 trường hợp. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã thực hiện đạt tỷ lệ tiêm chủng mũi 1, mũi nhắc lại và mũi bổ sung lần lượt là: 100,78%; 97,69%; 52,62% và 74,89%.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế
Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top