ClockThứ Năm, 21/12/2023 12:47

Tham vấn xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030

TTH.VN - Ngày 21/12, Sở Y tế tổ chức hội thảo tham vấn liên ngành xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2050. Tham dự ngoài các bệnh viện, trung tâm y tế còn có Đại diện Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam, các ban ngành liên quan.

Kiểm soát yếu tố nguy cơ, đẩy mạnh biện pháp dự phòng bệnh không lây nhiễmQuan tâm nghiên cứu hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển vùng dược liệu quýĐào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô, tạng Cho sự sống nối dàiBệnh nhân người Pháp gửi thư cảm ơn Bệnh viện Trung ương HuếTập huấn về an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ y tế

Người bệnh thực hành các công việc tại Nhà trung chuyển Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng TTYT Phú Vang 

Theo thống kê, toàn tỉnh có 20.408 người khuyết tật chiếm 1,76% dân số. Trong số những người khuyết tật đang được quản lý tại cộng đồng thì 3.645 người có nhu cầu khám xác định khuyết tật ở tuyến trên; 9.142 người có nhu cầu can thiệp chăm sóc, phục hồi chức năng; 4.371 người cần dụng cụ phục hồi chức năng PHCN.

Chương trình phát triển hệ thống PHCN giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh PHCN là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và người dân có vấn đề sức khỏe. Chương trình tập trung duy trì và phát triển mạng lưới PHCN phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Phát triển dịch vụ PHCN trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và PHCN dựa vào cộng đồng...

Theo Giám đốc sở Y tế Trần Kiêm Hảo, chương trình phục hồi chức năng PHCN và PHNC dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh có bước đột phá trong chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nhiều cơ sở y tế có hướng đầu tư đúng đắn, ngày càng thu dung được nhiều đối tượng có nhu cầu PHCN và điều trị các bệnh mãn tính. Hàng ngàn người khuyết tật được hỗ trợ PHCN và tạo điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập vào cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội.

Qua buổi họp tham vấn, các sở, ban ngành, các đơn vị thảo luận, đóng góp các ý kiến nhằm giúp xác định chiến lược, định hướng triển khai Kế hoạch phát triển hệ thống PHCN hiệu quả, phù hợp thực tế.

Tin, ảnh: LINH TUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top