ClockThứ Sáu, 31/07/2020 15:12
Quản lý dịch tễ người về từ vùng dịch:

Thà chồng chéo chứ không bỏ sót

TTH.VN - Địa bàn nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm về tình hình dịch tễ. Việc điều tra dịch tễ là số một hiện nay. Khi đã xác định được đối tượng rồi thì xét nghiệm và cách ly đúng đối tượng.

Thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Đà NẵngNgăn chặn người từ vùng dịch đi vào địa bàn tỉnhCách ly và xét nghiệm tất cả người từ địa phương có dịch trở về

Không chủ quan

Tính đến sáng 31/7, TP. Huế có 43 trường hợp F1, trong số này có 33 trường hợp tăng 16 trường hợp so với ngày trước đó; trong đó, đã làm xét nghiệm được 33 trường hợp đã được làm xét nghiệm. Hiện, thành phố đang tập trung lực lượng để lấy mẫu xét nghiệm hơn 450 trường hợp F2, công việc này cũng được hoàn tất trong ngày 31/7. Tiếp đến, thành phố sẽ rà soát các đối tượng F3 để lấy mẫu xét nghiệm.

Phú Vang là địa phương đang có năng lực xét nghiệm tốt nhất trong các địa phương cấp huyện. Phú Vang có 19 trường hợp F1 và F2; 1977 trường hợp F3. Huyện đã có kết quả âm tính sau khi xét nghiệm nhanh 19 trường hợp thuộc nhóm F1, F2 và cũng lấy mẫu xét nghiệm theo công nghệ PCR cho 11 trường hợp có nguy cơ cao. Trong số 1.977 người F3, đến sáng sớm 31/7 đã lấy được mẫu test nhanh cho 1.452 người. Phú Vang đang có nhu cầu cần khoảng 500 mẫu test nhanh, nếu được cấp đủ thì ngay trong ngày 31/7, huyện cũng sẽ hoàn thành việc lấy xong mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả các đối tượng về từ vùng dịch kể từ ngày 10/7. Còn những người trở về từ 1/7, huyện sẽ cho khai báo y tế và tiếp tục cho xét nghiệm khi có yêu cầu.

Nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Lộc là địa bàn phức tạp khi có số lượng người về từ Đà Nẵng và các vùng dịch sau ngày ngày 10/7 đến nay rất lớn: 6.387 người; trong đó, riêng người đến từ Đà Nẵng là 1.332 người. Các cấp chính quyền địa phương của Phú Lộc đang phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Chân Mây, Trung tâm Y tế Phú Lộc để lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho các đối tượng trở về từ Đà Nẵng sau ngày 10/7 và lấy mẫu xét nghiệm theo phương pháp PCR đối với những trường hợp có nguy cơ cao.

Ngoài 23 trường hợp F1 hiện đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện, sáng 31/7, huyện Phú Lộc tiếp tục nhận thêm thông tin có 178/196 người ở Thừa Thiên Huế có địa chỉ cụ thể trên địa bàn huyện có liên quan đến ca bệnh COVID - 19 ở Đà Nẵng mới ghi nhận. Những người này sẽ được địa phương ngay lập tức lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly theo đúng quy trình.

Khẩn trương xét nghiệm, cách ly

Để đáp ứng yêu cầu về xét nghiệm và sàng lọc đối với những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao của dịch bệnh COVID-19, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu ngành y tế phối hợp với các địa phương để sàng lọc, phân loại các đối tượng để kịp thời đưa đi cách ly tập trung.

Hiện tại, ngành y tế đã mua được 10.000 test xét nghiệm, đang mua thêm 10.000 test và xin thêm chủ trương để chuẩn bị sẵn 10.000 test. Ngay trong ngày 31/7, Sở Y tế đáp ứng nhu cầu test xét nghiệm cho các địa phương để hoàn thành việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhanh cho các đối tượng về từ Đà Nẵng và các vùng nguy cơ cao. Đồng thời, phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế mở rộng và đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm PCR cho các đối tượng có nguy cơ cao.   

Hiện tại, Bệnh viện Trung ương Huế cũng vừa được Bộ Y tế cấp 10.000 test PCR, nên bệnh viện sẵn sàng thực hiện xét nghiệm PCR cho tất cả các đối tượng có nguy cơ cao, cũng như các lực lượng ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh.

Do số lượng người thuộc các nhóm F1, F2, F3 rất nhiều và sẽ còn nhiều nữa trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu kích hoạt lại các T (điểm cách ly tập trung của tỉnh do các đơn vị quân đội quản lý), đồng thời mở thêm các T dân sự (điểm cách ly tập trung ở các địa phương xa, do UBND cấp huyện quản lý).

Trong đó, các T dành để cách ly tập trung các đối tượng có nguy cơ cao; các T dân sự dành để cách ly các đối tượng có nguy cơ cao tại địa phương. Thậm chí, Đại học Huế cũng cần thiết lên kế hoạch tổ chức các điểm ký túc xá thành điểm cách ly tập trung dành riêng cho sinh viên đến từ ngoại tỉnh có nguy cơ dịch bệnh. Tại đây, các yếu tố về an toàn dịch tễ cũng được đảm bảo và được giám sát chặt chẽ như các khu T.

Ứng phó với tình hình dịch bệnh phức tạp, ngành y tế đã chuẩn bị các cơ sở bệnh viện trực thuộc để cách lý y tế. Theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID - 19 tỉnh, những cơ sở bệnh viện này dành để thu dung, điều trị những người thuộc diện cách ly tập trung nhưng có bệnh nền, hoặc có các biểu hiện lâm sàng ho, sốt…

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Cục Hải quan tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2025 là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Cục Hải quan ngày 26/12.

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

TIN MỚI

Return to top