ClockThứ Hai, 23/12/2024 06:07

Hãy để thức ăn là thuốc của bạn

TTH - Cách chúng ta 2.500 năm, ông tổ của y học phương Tây Hipocrates, đã có câu nói nổi tiếng: "Hãy để thức ăn là thuốc của bạn và thuốc là thức ăn của bạn". Dân gian Việt cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra...”. Ý nói rằng, việc lựa chọn thức ăn, cách ăn có thể giúp ngăn ngừa, giảm các triệu chứng, thậm chí đẩy lùi bệnh tật. Y học hiện đại trên toàn thế giới công nhận, những người thực hiện được chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng cường thể lực, hệ thống miễn dịch mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm và tuổi thọ cao hơn. Dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng chính là một trong những yếu tố quan trọng (cùng với vận động, giấc ngủ và tinh thần) trong y tế dự phòng, được coi là then chốt, nền tảng của ngành y tế. Ăn uống vì vậy không phải chỉ ngon miệng mà phải ngon lành.
Bếp ăn trường nội trú A lưới 

Khoa học cho hay, con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào (khoảng 30 nghìn tỷ đến 60 nghìn tỷ). Dinh dưỡng sẽ nuôi các tế bào giúp duy trì hoạt động của cơ thể và phát triển thể chất. Và đó phải là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng. Vì thế mà nếu chúng ta đưa vào cơ thể thức ăn với thực phẩm không an toàn sẽ không có lợi cho cơ thể, dễ gây nên bệnh tật. Bởi nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh. Chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng: “Dinh dưỡng không phải là thuốc nhưng nó là nguồn nguyên liệu tối ưu giúp cơ thể tự chữa lành”.

Thực tế hiện nay, thật đáng mừng là nhận thức của toàn xã hội, các gia đình và mọi đối tượng về tầm quan trọng của dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng được nâng lên. Tại thành phố Huế, các trung tâm, cơ sở tổ chức các lớp dạy và học trực tiếp, cũng như online để cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm an toàn với các huấn luyện viên dinh dưỡng được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm. Nhiều cơ sở luyện tập thể dục, yoga, thể hình đi cùng hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp cũng có mặt.

Thực tế là đã có rất nhiều người nhờ dinh dưỡng khoa học với thực phẩm lành mạnh, vận động và ăn uống hợp lý đã có vóc dáng cân đối, thể lực dẻo dai, có những người đã chữa lành bệnh tật. Tuy nhiên, tỷ lệ người có nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng còn chưa cao. Một số đối tượng chỉ tập trung mưu sinh, ăn uống chỉ để đủ năng lượng, không quan tâm chất lượng. Tình trạng ăn uống, chế biến thực phẩm kiểu truyền thống làm mất chất dinh dưỡng hoặc tạo nên các yếu tố có hại cho sức khỏe còn phổ biến mà các kênh truyền thông đã đề cập. Mặt khác, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề đáng lo ngại từ chăn nuôi, gieo trồng, thu hoạch đến bảo quản. Thực phẩm bẩn vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người dân, khi rất nhiều những vụ việc được phát hiện. Nhiều người tiêu dùng nghi ngại, nhưng còn thiếu thông tin kiểm định.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có nhiều khuyến cáo về dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp cho mọi đối tượng và kết luận, thực phẩm không an toàn có thể gây ra những vấn đề rất lâu dài với sức khỏe của người dùng. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, thực phẩm không an toàn là hiểm họa không nhìn thấy, trừ những trường hợp ngộ độc rõ ràng. Thực trạng dinh dưỡng thiếu cân bằng, cùng nguồn thực phẩm chưa đáng tin cậy, là một trong những nguyên nhân gây nên tình hình dịch bệnh gia tăng, tình trạng thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng. Chúng ta chứng kiến hình ảnh các bệnh viện đông nghịt bệnh nhân đến khám và điều trị. Hiện nay trên thế giới số người mắc phải tình trạng thừa cân béo phì gia tăng. Việt Nam không là ngoại lệ. Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân, béo phì tăng nhanh hiện nay cao: 26.8%, là con số đáng báo động bởi hệ lụy của nó. GS.TS Nguyễn Anh Trí khẳng định trong bài phỏng vấn của phóng viên Cổng thông tin Quốc hội: “Rất nhiều bệnh không lây nhiễm đang liên quan rất lớn đến kết cấu, bữa ăn uống hàng ngày của người dân, đáng nói là liên quan đến các bệnh hiểm nghèo như tim mạch, đái tháo đường, gút, ung thư… Đây đều là những bệnh khó chữa. Đó là chưa kể các các loại dị dạng, dị tật khi trẻ mới sinh ra, vì trong nhiều loại thực phẩm chứa các hóa chất độc hại”. 

Trước những vấn đề nói trên, thiết nghĩ rất cần thiết phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về sức khỏe, y tế dự phòng, dinh dưỡng. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của Chính phủ với việc quan tâm đồng bộ của các cấp, các ngành và mọi người dân về đầu tư nguồn lực cho vấn đề này.

Lời khuyên của các nhà khoa học y tế là mọi người trước hết phải biết cách tự bảo vệ mình. Mỗi người dân, nhất là người nội trợ trở thành người thông thái trong lựa chọn, xác định thành phần dinh dưỡng, cơ cấu bữa ăn và thực phẩm có nguồn gốc, chọn cách chế biến thực phẩm hiệu quả để gia đình có những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, ngon và lành. Bởi không ai chăm sóc sức khỏe cho mình tốt hơn bản thân mình.

Bài, ảnh: Nguyên Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò

Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn vỗ béo bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thành công năm 2023, tạo điều kiện quan trọng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò của tỉnh.

Chế biến rơm làm thức ăn vỗ béo bò
Thói quen khó đổi

Lâu nay, phần lớn người dân theo nghề trồng trọt đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Thói quen khó đổi

TIN MỚI

Return to top