ClockThứ Bảy, 05/10/2024 15:54

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đoạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

TTH.VN - Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế vinh dự được vinh danh tại hạng mục Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số (CĐS) xuất sắc với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được vinh danh ở hạng mục Đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc (Ảnh TTBT)

Đây là giải thưởng thường niên được Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ nhằm tôn vinh những thành tựu CĐS xuất sắc của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đã góp phần thúc đẩy công cuộc CĐS quốc gia.

Theo BTC, giải thưởng năm nay tiếp cận hơn 5.000 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tiếp nhận gần 400 bộ hồ sơ đề cử. Ngoài các cơ quan trung ương và doanh nghiệp công nghệ lớn như Bộ Công an, Bộ Công thương, Viettel, FPT, MobiFone, giải thưởng còn nhận được hồ sơ tham dự từ các đơn vị cấp cơ sở: UBND cấp phường xã, các trường đại học, trung học và nhiều cá nhân. 

 Hướng dẫn du khách trải nghiệm ứng dụng số khi tham quan cổ vật

Sau 2 vòng chấm với hội đồng gồm những chuyên gia công nghệ uy tín, BTC đã lựa chọn 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp CĐS xuất sắc để tôn vinh tại Lễ trao Giải thưởng CĐS Việt Nam 2024. Trong đó, có 11 cơ quan nhà nước, 6 đơn vị sự nghiệp, 9 doanh nghiệp và 19 giải pháp CĐS theo 5 hạng mục: Cơ quan nhà nước CĐS xuất sắc; Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp CĐS xuất sắc; Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc; Sản phẩm, giải pháp CĐS vì cộng đồng và Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ nước ngoài.

Năm nay, Giải thưởng đã thu hút nhiều hồ sơ có chất lượng nổi bật, ứng dụng nhiều công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, Internet vạn vật, chuỗi khối, điện toán đám mây; nhiều giải pháp công nghệ, mô hình CĐS tiêu biểu, có điểm nhấn nổi bật về dữ liệu số trong lĩnh vực hành chính công, tài chính, giáo dục, sản xuất công nghiệp, truyền thông…

 Ứng dụng công nghệ thực tế ảo với trò chơi "Đầu hồ" 

Ông Võ Quang Huy - Phó Chánh Văn phòng Trung tâm (BTDTCĐ) Huế thông tin, với giải pháp “Ứng dụng công nghệ số bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế”, thời gian qua, Trung tâm đã ứng dụng hàng loạt công nghệ số hiện đại như: Hệ thống vé tham quan điện tử; Ứng dụng app di động phục vụ khách tham quan Đại Nội Huế; Định danh cổ vật và triển lãm số; Ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 cho một số địa điểm di tích; Hệ thống quét mã QR tra cứu thông tin một số cổ vật; Số hóa hệ thống Cơ sở dữ liệu… Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, thay đổi cách thức tiếp cận với di sản, đồng thời là cầu nối để đưa di sản Huế đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Trước đó, tại Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) cuối tháng 9 vừa qua, Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng vinh dự được vinh danh tại hạng mục Top Tổ chức/Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Qua 7 mùa tổ chức kể từ năm 2018, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam đã tiếp cận hơn 16.000 lượt cơ quan, doanh nghiệp trên 63 tỉnh, thành phố, thu hút hơn 2.000 hồ sơ tham dự; vinh danh gần 400 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp CĐS xuất sắc và các sản phẩm, giải pháp CĐS tiêu biểu.

Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

"Lý luận và thực tiễn trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn” là chủ đề của Hội thảo khoa học cấp cơ sở năm 2024 được TX. Hương Trà tổ chức chiều 4/10. Đây là nét mới của địa phương này trong triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa.

Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản
Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

TIN MỚI

Return to top