ClockThứ Sáu, 05/08/2022 08:47

Tiến tới phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1818/QĐ-BVHTTDL, ban hành Chương trình hành động trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch nhằm thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao“Cánh tay nối dài” nơi vùng caoKhai mạc "Ngày hội vùng cao A Lưới"

Đây là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đề ra giải pháp, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ liên quan tới lĩnh vực công tác dân tộc do cơ quan, đơn vị quản lý.

Lễ cúng cầu mưa của đồng bào J’rai ở Phú Thiện (Gia Lai). Ảnh minh họa: Hoài Nam/TTXVN

Chương trình hành động cũng nhấn mạnh việc thu hút đầu tư và đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy tiềm năng, lợi thế, văn hóa của từng vùng, từng dân tộc nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi với các vùng, miền khác trong cả nước; tiến tới phát triển nhanh, đồng bộ, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với các vùng miền khác trong cả nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 10 và Chương trình hành động này bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Trong đó, các đơn vị chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng trong xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi mê tín dị đoan trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Việc triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng các dân tộc nhằm giảm thiểu, xóa bỏ tình trạng tảo hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống; phổ biến chính sách, pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, giáo dục đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử, bình đẳng giới trong gia đình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục rà soát, sắp xếp và quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị cần xây dựng các chương trình, đề án, dự án cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trong đó tập trung rà soát, lồng ghép, sửa đổi, bổ sung chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng, khơi dậy tinh thần tự lực, tự hào về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình hành động cũng hướng việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao năng lực cho người tổ chức hoạt động tại thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và thôn bản.

Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng tăng cường các hoạt động thông tin về cơ sở; xây dựng và phát triển đội văn nghệ, câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ dân gian tạo phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia sáng tạo, hưởng thụ văn hóa...; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; tổ chức các chương trình văn hóa,nghệ thuật phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Nhiều thành tựu nổi bật trong công tác dân tộc

Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Nhiều thành tựu nổi bật trong công tác dân tộc
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian

Chiều 24/11 tại UBND xã Thủy Thanh (Hương Thủy) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác nghiên cứu văn hóa dân gian năm 2024 do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức.

Khai mạc trại sáng tác văn hóa dân gian

TIN MỚI

Return to top