ClockThứ Hai, 12/04/2021 19:15

Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa

TTH.VN - Ngày 12/4, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch cho biết đã có văn bản, thỏa thuận Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội.

Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái HòaĐiện Thái Hoà trước khi có kế hoạch trùng tuLấy ý kiến phương án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa

Bên trong điện Thái Hoà

Theo đó, thoả thuận này bao gồm các nội dung liên quan như, bảo quản, tu bổ bộ khung gỗ, hệ mái, nền và tường điện Thái Hòa; bảo quản, tu bổ, phục hồi các thành phần trang trí và nội thất công trình; tu bổ, gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên Điện, lan can và hệ thống tường kè chắn đất; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Trước đó, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch nhận được tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm hồ sơ và biên bản tổng hợp ý kiến về phương án bổ tồn, tu bổ di tích điện Thái Hoà. Sau khi xem xét, đã đưa ra một số lưu ý, trong đó nhấn mạnh thực hiện biện pháp bảo quản đối với các cấu kiện gỗ còn tốt, gia cố tu bổ đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng một phần, chỉ thay thế hạn chế đối với các cấu kiện gỗ đã hư hỏng hoàn toàn.

Ngoài ra, lựa chọn và chỉ định rõ trong hồ sơ một số cấu kiện gỗ cổ, cũ (như cột, xà…) có sơn thếp còn khá nguyên vẹn về màu sơn để bảo tồn và làm mẫu khi sơn phục hồi các cấu kiện, bộ phận kiến trúc gỗ của công trình; tính toán, lựa chọn, đề xuất cụ thể sắc độ màu sơn thếp phục hồi, đảm bảo hạn chế tối đa việc phải sơn phục hồi lại các cấu kiện sơn thếp cổ, các cửa ván có sơn thếp trang trí rồng, trần gỗ có trang trí; chỉ rõ chủng loại vật liệu sơn và quy trình sơn phục hồi.

Trong quá trình thực hiện dự án phải hết sức thận trọng khi bảo quản, tu bổ các mảng trang trí chạm khắc có các hoa văn, chữ viết (giữ nguyên vẹn các chi tiết này cả về màu sắc và hình dáng). Tiếp tục sưu tầm tư liệu để bổ sung cơ sở khoa học cho việc phục hồi nền lát gạch hoa tại hai gian đầu hồi...

Với giải pháp tu bổ sân đại triều, bổ sung nguyên tắc các viên đá thay mới lát sân đảm bảo đồng chất liệu, hài hòa về màu sắc với các viên đá cũ xung quanh; tu bổ, gia cố, bảo tồn tối đa các lan can cũ còn khả năng sử dụng; tái sử dụng vật liệu của các lan can đã bị hư hỏng; làm rõ hơn nữa giải pháp tổ chức trồng cây xanh, tiểu cảnh khu vực sân vườn khuôn viên sân điện trên cơ sở có sự nghiên cứu tư liệu lịch sử.

Tin, ảnh: P.T

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top