ClockThứ Bảy, 23/01/2021 17:43

Lấy ý kiến phương án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa

TTH.VN - Ngày 23/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến phương án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn.

Gìn giữ các yếu tố gốc trong trùng tu đàn Nam GiaoXây dựng hồ sơ di sản tư liệu ẩm thực cung đình HuếThực hiện cách ly tập trung người dân Huế đi về từ vùng có dịchTừ Quốc Tử Giám đến Bảo tàng Giáo dục khoa cử

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia góp ý trùng tu điện Thái Hòa

Theo phương án phục hồi, tu bổ và tôn tạo điện Thái Hòa, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sẽ hạ giải toàn bộ mái lợp, phục hồi mái hạ, mái thượng lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly; hạ giải toàn phần hệ khung và các kết cấu gỗ để đánh giá chất lượng từng cấu kiện và đề xuất phương án tu bổ phục hồi chi tiết; phục hồi sơn son thếp vàng toàn bộ các cấu kiện gỗ...

Với hệ thống sân đường, lan can, sẽ tháo dỡ gia cường các đoạn tường xô nghiêng, gia cường kết cấu móng bằng bê tông cốt thép; tháo dỡ những đoạn lan can hư hỏng, xây phục hồi bằng gạch vồ, vữa TH; tháo dỡ toàn bộ sân đường lát gạch Bát Tràng, phục hồi nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa bằng gạch vồ theo nguyên trạng…

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu, chuyên gia. Một số ý kiến lưu ý Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cần tiếp cận thêm các nguồn tư liệu, bao gồm hình ảnh gốc, bản vẽ trùng tu thời vua Khải Định và cả những nhân chứng am hiểu về di tích này để việc trùng tu đảm bảo tính chân xác. Có phương án tu bổ phần mỹ thuật trang trí của điện Thái Hòa, đặc biệt là hệ thống thơ văn trên gỗ và pháp lam; chú trọng công tác tôn tạo cảnh quan gắn với di tích này; tham khảo công ước quốc tế khi trùng tu di sản thế giới...

Được xây dựng vào năm 1805, điện Thái Hòa là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc cung đình Huế với kiểu thức "trùng thiềm điệp ốc". Tồn tại trong thời gian dài với 22 lần trùng tu, di tích này đang xuống cấp nghiêm trọng, nhất là sau các đợt bão lũ năm 2020. Hiện Chính phủ đã bố trí nguồn vốn 100 tỷ đồng để trùng tu, sửa chữa khẩn cấp.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

TIN MỚI

Return to top