ClockThứ Hai, 16/05/2016 21:09

Giới thiệu “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” trong Đại Nội

TTH - Sáng 16/5, tại Trường lang Tử Cấm Thành (Đại Nội), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Lâm Đồng), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng Hà Tĩnh và Trung tâm Liễu Quán Huế tổ chức triển lãm: “Di sản Tư liệu Thế giới ở Việt Nam”.

Di sản Tư liệu Thế giới (Chương trình Ký ức Thế giới) được UNESCO khởi xướng từ năm 1992. Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt, Lâm Đồng. Sau Mộc bản triều Nguyễn, bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442-1779), đã được đưa vào Danh mục Di sản Tư liệu Thế giới vào ngày 27/7/2011. Tiếp đó Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) và Châu bản triều Nguyễn cũng được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Triển lãm “Di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam” giới thiệu tổng quan về giá trị của bốn di sản tư liệu này qua 82 khung hình ảnh; đồng thời, giới thiệu thêm ba “di sản tiềm năng” là thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản Phật giáo Huế và Mộc bản trường Phúc Giang Hà Tĩnh.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm hơn 25.600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa

Năm 2024, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã thực hiện số hóa tư liệu với 25.610 trang tư liệu Hán Nôm, tương ứng 584 đầu tư liệu. Việc số hóa này tập trung ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền.

Thêm hơn 25 600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top