ClockThứ Sáu, 09/02/2024 12:42

Điện Thái Hòa mở cửa đón khách dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn

TTH.VN - Cùng với điện Kiến Trung, điện Thái Hòa - ngôi điện có kiến trúc gỗ lớn nhất, đẹp nhất của Hoàng cung Huế cũng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Điện Thái Hòa mở cửa đón khách dịp Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh Nguyễn Phong

Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế. Đây cũng là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn, từ Gia Long tới Bảo Đại.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Ngôi điện này được sử dụng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, như lễ Đăng quang (lên ngôi), lễ Vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Tứ tuần hoặc Ngũ tuần đại khánh tiết (mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh), đồng thời là nơi tiếp đón sứ thần của các nước và thực hiện các nghi thức ngoại giao.

 Sau 3 năm trùng tu, hiện các hạng mục đã hoàn thành hơn 70%. Ảnh: Nguyễn Phong

Trải qua nhiều biến cố và ảnh hưởng của thời tiết, điện Thái Hòa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2021, Chính phủ đã cấp kinh phí 128 tỷ đồng để trùng tu khẩn cấp cho công trình này. Dự án có tổng diện tích 7.100m2, trong đó khuôn viên điện Thái Hòa 4.851m2, điện Thái Hoà 1.440m2, sân Đại Triều Nghi 1.640m2. Sau 3 năm trùng tu, hiện các hạng mục đã hoàn thành hơn 70%, các cấu kiện mái và trang trí hoa văn cũng được hoàn tất cơ bản.

 Các cấu kiện mái và trang trí hoa văn cũng được hoàn tất

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay. Đây không chỉ là công trình kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ, theo hình thức trang trí nhất thi, nhất họa độc đáo đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 Chiếc ngai vàng được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 được đặt trong ngôi điện

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa cho du khách vào bên trong điện Thái Hòa và việc trùng tu sẽ tiếp tục sau Tết Nguyên tiêu để hoàn thiện vào năm 2025.

Để phục vụ du khách, Trung tâm đặt một chiếc ngai vàng được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 trong ngôi điện, du khách có thể chụp hình và lưu giữ những kỷ niệm khi đến tham quan tìm hiểu và chiêm ngưỡng về kiến trúc gỗ đặc trưng của cung điện này. Ngoài ra, tại đây Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng phối hợp với Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) tổ chức trưng bày bộ sưu tập về rồng dựa trên bản gốc thời Nguyễn do nghệ nhân phóng tác.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC

Sau 8 năm sinh sống ở nước ngoài, Hiếu (DaVinC) – người con của Cố đô Huế – đã trở về và mang theo một dự án âm nhạc đầy ý nghĩa mang tên “Đại Nội Vi Vu”. Bài hát không chỉ là một tác phẩm âm nhạc đơn thuần, mà còn là một cột mốc đánh dấu sự trở về đầy cảm xúc của Hiếu, cũng như lời tri ân gửi đến mảnh đất Huế thân yêu.

Khám phá “Đại Nội Vi Vu” qua lăng kính của DAVINC
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top