ClockChủ Nhật, 22/05/2022 08:59

Nami mùa cây vàng lá

TTH - Trong cuộc sống ai lại không có một ước mơ, và có thể ước mơ đó chẳng bao giờ thành hiện thực, nhưng biết đâu, có một ngày nó ở ngay tầm tay. Với tôi, ước mơ chẳng có gì to lớn, tôi chỉ mơ một lần đi đến đảo Nami ở Hàn Quốc đúng vào mùa thu, khi đó những cây ngân hạnh chuyển lá vàng, và tôi sẽ nhặt một vài chiếc lá vàng về ép khô làm kỷ niệm.

Mầm ácSáng mắtNơi gieo mầm hạnh phúc

Mùa thu năm đó, tôi cũng đã đến được đảo Nami. Không thể tả được niềm vui của tôi khi bước chân lên con phà lớn, trên đó treo cờ của các nước, rời bờ và xa xa là hòn đảo với sắc đỏ của lá phong và sắc vàng của lá ngân hạnh. Đó là một buổi sáng vô cùng tươi đẹp. Nami là một hòn đảo nhỏ có diện tích 400km2 cách Seoul 63km, là hòn đảo được tạo nên bởi thủy điện nhấn chìm một khu vực đất rộng lớn. Tôi mê đắm tới đảo để ngắm nhìn những chiếc lá ngân hạnh chuyển vàng, một không gian đẹp kỳ ảo đã cuốn hút bao nhiêu người tìm tới. 

Xuống tàu, là bắt đầu ngắm nhìn cho thỏa lòng một giấc mơ. Tôi đi theo con đường đẹp như tranh vẽ ấy, mê mẩn ngắm nhìn những cặp tình nhân đến từ mọi nơi đang cố tạo cho mình những tấm ảnh đẹp thì nghe tiếng gọi: “Anh Hân”. Tiếng gọi giữa những chiếc lá bay ấy khiến tôi xoay người tìm kiếm, bởi nơi đây là chốn lạ, lại có người gọi đúng tên tôi. Một cô gái rất quen, mà trong ký ức của tôi không thể nào quên được, đó là Hoan. Trời ơi, dẫu các đạo diễn phim có dàn dựng tài tình cũng không thể để cho hai nhân vật của mình gặp nhau trong một khung cảnh lãng mạn như thế này. Khung cảnh lãng mạn trong phim: “Bản tình ca mùa đông”. Khi cô gái hỏi chàng trai là cái miệng của người tuyết ở đâu, anh đã gắn môi mình lên đôi môi cô gái ấy. “Anh nhớ em không?” - Hoan hỏi như thế, và tôi cười: “Hoan”.

Nami mùa này đẹp lắm, có lẽ là một hòn đảo đẹp nhất thế giới giống như một bức tranh vẽ. Cô gái tôi gặp cũng đẹp như bức tranh kia đã có một đoạn đường dài, và quyết định ở lại Seoul này như đang níu kéo một điều gì đó không thể tách rời. Thì ra cuộc sống cứ mở khép bao điều, cũng giống như hàng cây bạch dương kia đang xanh lá, chỉ vài chục ngày nữa đất trời chuyển sang đông, màu xanh lá ấy sẽ không còn nữa mà cây sẽ trụi cành, nhận lấy bên mình những hạt tuyết trắng mênh mông.

Trên đảo có một quán cà phê xây dựng bằng gỗ rất dễ thương, tôi cùng tới, bởi có thể một lát nữa thôi, tôi và Hoan lại lạc vào trong đám đông như biết bao người mới cười nói cùng ngày hôm qua thôi, để rồi mãi mãi muôn trùng.

Tôi cất máy ảnh vào trong túi, bảo đôi bạn tôi chụp ảnh là sẽ gặp nhau đúng giờ bên kia đảo. Đôi bạn này yêu nhau 5 năm nay, và đã chọn thời điểm Seoul nhuộm lá vàng bay qua chụp ảnh, tất nhiên là tôi đi theo. Cảnh sắc ở nơi này có thể nói là quá đẹp, chỉ cần chỉnh góc ảnh, chỉnh ánh sáng là ra những tấm ảnh đẹp. Cả hai tiếp tục tung tăng giữa lá vàng, lá đỏ, kệ đám đông và kệ cả vàng phai đang rơi rụng.

Với Hoan, có một câu chuyện mà khó ai lãng quên. Câu chuyện ấy đã xảy ra 5 năm trước mà cứ tưởng là ngày hôm qua. Thuở mà những đám mây hồng đã trôi đi vào quên lãng, Hoan của ngày đó hồn nhiên xiết bao. Ngày đó Hoan là một cô gái từ quê lên tỉnh, còn ngơ ngác trước những con đường rộng thênh thang, còn hoảng hốt vì những tiếng còi xe và mang trong trái tim mình bầu nhiệt huyết xuân thì với bao giấc mơ đẹp. Hoan đang học năm nhất đại học và bươn chải đủ công việc để có thể đủ tiền trang trải việc học của mình. Nhà tôi ngoài một studio chụp ảnh, còn có mấy căn phòng cho sinh viên thuê, đặc biệt chỉ cho sinh viên nữ thuê và nghiêm cấm rủ bạn trai tới chơi. Cái quy định như thế so với giới trẻ thật ra là họ không đồng tình, bởi tuổi trẻ bây giờ sống bị ảnh hưởng mạng xã hội, yêu nhanh quên nhanh, việc rủ bạn trai hay gái tới chơi là chuyện bình thường. Hoan thuê phòng ở nhà tôi để trọ học, nhờ có nhan sắc và giao tiếp giỏi, cô gái ấy thỉnh thoảng đi làm PG cho các sự kiện, hoặc phụ bán cà phê để tự lo việc học của mình. Nghề PG thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng luôn là tầm ngắm của những người đàn ông lắm tiền, coi họ như là đích nhắm cho những cuộc tình hờ. Thỉnh thoảng, Hoan không có giờ học hoặc vào ngày nghỉ, phụ đi theo tôi chụp ngoại cảnh. Nhìn bên ngoài với sắc vóc tươi tắn và cách ăn nói nhỏ nhẹ ấy, không ai biết rằng gia đình Hoan rất nghèo. Hoan có một năng khiếu bẩm sinh và có thể chụp những bức ảnh ngẫu hứng rất đẹp.

Rồi có một cặp vợ chồng từ Hàn Quốc về, đến studio của tôi đặt chụp một số ảnh kỷ niệm. Đó là hình ảnh những con đường, những góc phố đầy ắp những tiếng cười. Người chồng Hàn Quốc, anh nói tiếng Việt khá sỏi, còn vợ là người Việt Nam, hình như định cư bên đó khá lâu. Cuộc trở về của họ như thể cho người vợ đỡ nhớ quê hương. Họ gặp chúng tôi như là một cái duyên. Cặp vợ chồng Hàn Quốc tình cờ gặp nhóm chúng tôi khi đang chụp hình ngoại cảnh, họ tới quan sát, mà thật ra họ chú  ý tới Hoan mà khi đó tôi không nghĩ đến. Bởi Hoan với chiếc áo pull, chiếc quần jeans và mái tóc dài buộc dây thun nhưng vẫn có một vẻ đẹp rất riêng. Họ xin địa chỉ nhà tôi và ngỏ ý muốn chụp một bộ ảnh, và nhờ Hoan chụp vì cho rằng Hoan có cái nhìn tinh tế trong nhiếp ảnh. Và đó chỉ là một câu chuyện bắt đầu cho một cuộc thương lượng khác. Họ gặp Hoan, cho một số tiền lớn và ngỏ ý nhờ Hoan mang thai hộ vì họ cần một đứa con, mà người vợ mất khả năng sinh nở. Theo tính toán thì Hoan sẽ sang Hàn Quốc cho tới ngày sinh con. Khi đó, sau mấy ngày lưỡng lự Hoan đã đồng ý.

Trong muôn vàn dự đoán của cuộc đời, đôi khi ta sẽ không tính ra được ta sẽ đi qua con đường này. Vừa lúc ấy mẹ của Hoan ở nhà bệnh rất nặng, gặp khó khăn về tiền bạc. Mặc dù tôi can ngăn, nhưng Hoan trả phòng, và lên một chuyến tàu lửa vào Sài Gòn, tìm đến địa chỉ của hai vợ chồng người Hàn Quốc. Hoan quyết định theo họ sang Hàn Quốc mang thai hộ.

Giữa bạt ngàn lá vàng đó, Hoan kể về những ngày ở xứ người. Nhờ số tiền được trả công kịp thời, Hoan đã giúp cho mẹ mình thoát khỏi cơn bệnh và còn một khoản để lo cho bản thân. Ngày sinh con, trở mình chưa kịp nhận mặt thì thằng bé đã bị bứt lìa khỏi mẹ, đó là lúc Hoan cảm thấy như mình đã bị mất một điều gì. Mà Seoul với cả chục triệu dân, biết bao nhiêu con đường, biết bao nhiêu chuyến xe bus lao đi, Hoan lại không biết địa chỉ gia đình kia, họ cũng khóa điện thoại sau khi bản hợp đồng đã thực hiện xong.

Giữa những cây ngân hạnh đang vàng lá, tôi hỏi: “Tại sao em không về nước?”. Hoan cười: “Em không biết tại sao?”. May mà giữa bơ vơ ấy, Hoan đã được một người đàn ông giúp đỡ, tạo điều kiện cho Hoan ở lại, học tiếng Hàn và vào học ở một trường bên đó. Bây giờ Hoan đang làm việc cho một trung tâm giới thiệu mỹ phẩm, phụ trách gian hàng thuyết minh cho du khách Việt. Người đàn ông kia cũng đã bảo lãnh cho Hoan ở lại, và họ sẽ lấy nhau.

Trước khi ra sân bay về Việt Nam, chúng tôi ghé cửa hàng mỹ phẩm. Tôi len lên tầng hai, ở đây có che từng ô, mỗi ô là một cô gái có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Ô của Hoan đang có một đoàn khách, Hoan giới thiệu rất trôi chảy. Không biết Hoan có nhìn thấy tôi không? Nhưng điều đó không quan trọng. Mong rằng Hoan sẽ yên lòng với hạnh phúc sắp tới của mình, tôi mong như thế.

Tôi rời Hàn Quốc trên một chuyến bay, trong túi xách của tôi có những chiếc lá ngân hạnh khô vàng, và trong chuyến về còn có bàn tay vẫy tiễn đưa của Hoan.

KHUÊ VIỆT TRƯỜNG 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
Có những nhịp cầu

Nhi dựng xe dưới một tán cây im mát bên trong công viên. Từ đây cô có thể thấy rõ nền nhà cũ, mới tháng trước còn im lìm giữa đống gạch đổ, đìu hiu nhìn sang bên kia đường nơi cây cầu mới đang vào giai đoạn hoàn thiện. Vậy mà hôm nay khu nhà giải tỏa đang ồn ã mấy tốp công nhân khẩn trương dọn dẹp và trục bỏ các gốc cây trên vỉa hè.

Có những nhịp cầu
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Cô giáo đặc biệt

Trong phòng khách, bố mẹ tôi mỗi người một góc, tay cầm điện thoại, ấn máy liên tục hết gọi cho người thân lại đến bạn bè kèm lời dặn dò: “8 giờ tối nay, bác nhớ mở tivi xem chương trình “Tỏa sáng những tấm gương nghị lực” nhé. Cái Vy con dâu tôi nó được lên tivi đấy ạ!”.

Cô giáo đặc biệt

TIN MỚI

Return to top