ClockThứ Ba, 20/07/2010 06:25

Mỹ thuật thế hệ mới Nhật Bản đến Huế

TTH - Hướng tới đại lễ kỷ niệm “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam giới thiệu đến công chúng yêu mỹ thuật Việt Nam triển lãm: “Hành trình tới tương lai: Mỹ thuật thế hệ mới Nhật Bản” tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. Chiều 24-7, triển lãm đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, TP Huế.


Tác phẩm "Lâu đài Bonagil trong ánh mặt trời" của nghệ sĩ Nobuyuki Takahashi

Thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của cả kinh tế lẫn chính trị trên toàn thế giới. Theo chiều phát triển đó, một số đông trong xã hội đã thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá những sự việc trong cuộc sống. Thay vì những vấn đề có tầm vĩ mô, con người bắt đầu quan tâm đến những lĩnh vực gần gũi và thân thuộc. Nghệ thuật đương đại cũng vì thế mà thay đổi theo, các nghệ sĩ đã đi theo một xu hướng mang tầm quốc tế là tập trung sáng tạo vào cuộc sống thường nhật, đề cao cảm nhận riêng tư và triết lý cá nhân. 

Đem đến triển lãm 42 tác phẩm, 11 nghệ sĩ đương đại Nhật Bản đã mang đến những tác phẩm sáng tạo theo xu hướng chung của nghệ thuật đương đại thế giới bao gồm: hội họa, điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh và video. Tất cả các tác phẩm đều được lấy cảm hứng từ cuộc sống thường nhật, phản ánh rõ nét cá tính riêng của từng nghệ sĩ, tác động mạnh mẽ đến trực quan và làm nổi bật sự đam mê trong quá trình sáng tạo.
 

Tác phẩm "Hoa và một nhà thơ" của nghệ sĩ  Nobuyuki Takahashi
 
Bước vào phòng triển lãm, người xem dễ dàng nhận thấy các tác phẩm được trải nghiệm với rất nhiều phong cách. Tất cả đều được trình bày rất ngẫu nhiên nhưng mang lại nhiều cảm xúc. Gửi một phiên bản thu nhỏ của sản phẩm đầu tay có tên gọi Căn bếp nhỏ Nhật Bản, nghệ sĩ Tabaimo sắp đặt những vấn đề xã hội nằm cạnh nhau một cách tự nhiên. Với tác phẩm này, Tabaimo không công khai chỉ trích xã hội hay đưa ra bất cứ thông điệp nào, nó chỉ đơn giản là kích thích trí tò mò và giác quan của con người.
 
 
Tác phẩm "Câu chuyện" của nghệ sĩ Atsushi Fukui
 
Trong tác phẩm Hãy cuốn phăng nó đi, nữ nghệ sĩ Yokomizo đã tạo ra 1600 bánh xà phòng. Mỗi cột xà phòng chỉ có chứa 1 hoặc 2 bánh xà phòng thật, còn lại được làmn bằng nhựa dẻo. Mặc dù bị cuốn vào không gian sinh động của tác phẩm, người xem cũng hiểu rằng, mặc dù bánh xà phòng là hình ảnh của sự sạch sẽ nhưng quá trình sản xuất lại ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đến với triển lãm, người xem còn ngỡ ngàng trước các tác phẩm được gọi là điêu khắc nhanh của nghệ sĩ Tetsuya Nakamura, tác phẩm nhiếp ảnh của nghệ sĩ Katsuhiro Saiki hay những bộ phim ngắn của nghệ sĩ Tomoyasu Murata…
 
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 24-7.
 
Tâm Vũ (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”

Chiều 17/7, Tạp chí Sông Hương và Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam phối hợp tổ chức triển lãm tranh mang chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương (số 9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế). Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế tham dự.

Khai mạc triển lãm tranh Trúc Chỉ “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè”
Quảng Điền - miền cảm hứng sáng tạo

Về Quảng Điền, nghe trong gió văng vẳng câu hát người xưa: “Phá Tam Giang rộng lắm ai ơi!/Có ai về Sịa với tôi thì về/Đất Sịa có lịch có lề/Có sông tắm mát, có nghề làm ăn”...

Quảng Điền - miền cảm hứng sáng tạo
Dạo chơi vườn ngũ sắc

Hưởng ứng Festival Huế 2024, ngày 8/6 tới đây, các họa sĩ Huế và yêu Huế sẽ về miệt vườn Kim Long hoa trái để trưng bày tranh với chủ đề “Dạo chơi vườn Huế”. Cuộc dạo chơi sẽ được bài trí bởi 39 bức tranh của 7 tác giả, là những bước chân qua những góc vườn ngũ sắc, với những câu chuyện xao động sắc màu của nắng gió vườn xanh, những tự tình hàn huyên của lá và hoa trong những góc vườn Huế vừa tĩnh lặng vừa sôi động…

Dạo chơi vườn ngũ sắc
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế

TIN MỚI

Return to top