ClockChủ Nhật, 09/06/2024 06:31

Điểm nhấn & hy vọng làm mới Festival Huế

TTH - Kể từ lần đầu diễn ra vào năm 2000, Festival Huế đã đều đặn “đến hẹn lại lên” và xen kẽ giữa năm chẵn Festival Huế là năm lẻ với Festival Nghề truyền thống Huế. Mỗi kỳ Festival Huế đi qua, bên cạnh những ấn tượng vui, đầy lắng đọng về các hoạt động, lễ hội góp phần làm thức dậy và thăng hoa văn hóa truyền thống Huế vẫn là sự băn khoăn về bài toán kinh tế, tính chuyên nghiệp cần có, cũng như yêu cầu tổ chức mang tính công nghệ của sự kiện văn hóa đặc sắc này. Đặc biệt, một câu hỏi lớn: Sau mỗi kỳ festival, Huế sẽ còn gì và lấy gì để phục vụ cho nhu cầu du khách vào ngày thường?

Tổng duyệt chương trình Khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 Chủ động, sẵn sàng bảo đảm an ninh trật tự tuần lễ Festival Huế năm 2024

 Chuẩn bị cho Lễ hội Hoa đăng trong Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024. Ảnh: Bảo Phước

Đề án tổ chức Festival Huế bốn mùa được khởi xướng ngay sau Festival 2018 là câu trả lời. Đề án được xây dựng với mục tiêu tổ chức các chuỗi lễ hội, Festival Huế được phân bổ cả bốn mùa trong năm để Huế thật sự là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Trên thực tế, đó là cách tiếp cận mới. Các lễ hội ở Thừa Thiên Huế diễn ra quanh năm, nay được hệ thống, xâu chuỗi lại, hướng đến thành sản phẩm để phát triển du lịch, dựa trên cơ sở tiếp cận sao cho phù hợp, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu mới của công chúng và du khách gần xa.

Đáng nói là, dù “bốn mùa lễ hội” nhưng kế thừa và phát huy thành công của các kỳ festival trước đây, Festival Huế 2022 vẫn còn đó Tuần lễ Festival văn hóa - nghệ thuật với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, diễn ra từ ngày 25 - 30/6/2022. Cũng đã có ý kiến cho rằng, việc tổ chức dàn trải các sự kiện, lễ hội quanh năm đã làm cho tuần lễ chính của Festival Huế 2022 có phần “mờ nhạt”, bởi lâu nay công chúng đã quen với việc đến Huế để thưởng thức bữa tiệc đầy sắc màu văn hóa trong kỳ Festival Huế chỉ diễn ra tập trung trong vòng 1 tuần lễ.

Sau thời gian dài chờ đợi vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 đã mang lại cho cả chủ nhân là người dân Huế và khách du lịch gần xa một nhận thức khác biệt, mang đầy cảm xúc thăng hoa. So với trước đó, thời gian “gói lại” chỉ còn trong vòng 1 tuần lễ nhưng với 8 chương trình chính và 28 chương trình, hoạt động hưởng ứng, đồng hành khác, đặc biệt với sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật truyền thống đặc trưng, đại diện cho nét văn hóa tiêu biểu của một số quốc gia trên thế giới, Tuần lễ đã tạo nên một điểm nhấn khó quên về Festival Huế 2022.

Lại nhớ tới ông Huỳnh Tiến Đạt, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế với những chia sẻ đầy cảm xúc: “Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 nằm trong chuỗi các hoạt động lễ hội mùa hạ. Các chương trình chính được nâng cao chất lượng và dàn dựng công phu hơn; được xây dựng, định hình thành thương hiệu Festival Huế. Mật độ các chương trình được phân bổ đầy đặn trong suốt tuần lễ”. Cũng theo ông Đạt, ngày hội có nhiều điểm mới lạ, hướng đến cộng đồng để du khách cùng tham gia, thụ hưởng. Tỷ lệ chương trình phục vụ giới trẻ tương đối lớn, tươi mới và sôi động, đáp ứng nhu cầu của khán giả trẻ.

Không còn bao lâu nữa là đến chương trình “khai hội” về Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” hứa hẹn sẽ tạo nên “đại tiệc” văn hóa nghệ thuật đặc sắc! Diễn ra từ 7/6 đến 12/6, Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024, gồm 13 chương trình chính cùng chuỗi hoạt động đồng hành, hưởng ứng diễn ra liên tục trong 6 ngày đêm. Hơn 20 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ trong nước và quốc tế với hơn 700 nghệ sĩ chuyên nghiệp, cùng hàng ngàn diễn viên, người mẫu không chuyên của các địa phương trên toàn tỉnh tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Thực hiện đề án tổ chức bốn mùa với Tuần lễ văn hóa và lễ hội cao điểm, suy cho cùng là cách làm mới về Festival Huế. Trong lần đầu tiên ra mắt vào năm 2022, dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt và nét mới lạ khi không gian biểu diễn không tập trung, dồn nén trong khu vực Ðại Nội, mà đưa ra các sân khấu mở, tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận một cách dễ dàng. Ðiều này làm xóa nhòa đi khoảng cách giữa nghệ sĩ và khán giả. Ban tổ chức đã hướng đến để festival không còn là hình thức trình diễn một chiều; nghệ sĩ và khán giả sẽ cùng giao lưu trong một lễ hội của mọi người dân, du khách.

Hy vọng, những khác biệt và mới lạ sẽ được tiếp tục tạo ra trong Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 cùng với những thay đổi mang tính đột phá về bộ máy tổ chức chuyên trách. Làm mới Festival Huế với đề án “bốn mùa lễ hội” và điểm nhấn là Tuần lễ cao điểm văn hóa và nghệ thuật trong “tháng Sáu trời mưa”, suy cho cùng cũng là cách Thừa Thiên Huế xây dựng và định vị thương hiệu cho Thành phố Festival của Việt Nam, theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hy vọng từ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”, Huế sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung mọi nguồn lực tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia và tạo ra nhiều giá trị để phát triển du lịch cho các năm tiếp theo.

Nhiều hy vọng từ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

TIN MỚI

Return to top