Thể thao trong nước

Về Thủ Lễ xem hội vật đầu năm

ClockThứ Tư, 21/02/2018 14:14
TTH.VN - Sáng 21/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ diễn ra tại đình làng Thủ Lễ, thị trấn Sịa (Quảng Điền) thu hút hàng trăm du khách tham dự.

Quảng Điền: Nông nghiệp gặp khó đầu năm28 kỳ thủ tham gia giải cờ tướng huyện Quảng Điền

Hội vật năm nay có sự tham gia của gần 100 đô vật nam, nữ, trong đó đa số là học sinh trung học của huyện Quảng Điền, với 3 nội dung: vật biểu diễn của 2 đô cao niên, 2 đôi đô nữ chuyên nghiệp; vật thiếu niên (học sinh các trường THCS) và vật thanh niên (học sinh các trường THPT và thanh niên). Sau phần nghi lễ, hội vật mở đầu bằng màn biểu diễn của hai đô vật cao niên và 2 đôi đô nữ chuyên nghiệp trong tiếng reo hò, cổ vũ của du khách và người dân địa phương. Tiếp đó là phần thi của các đô học sinh, đô vật làng Thủ Lễ và cuối cùng là các đô vật tự do.

Theo ông Nguyễn Ánh Cầu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, hội vật của làng Thủ Lễ đã tồn tại hàng trăm năm qua. Vào thời Nguyễn, hội vật được tổ chức với mục đích tuyển chọn ra thanh niên, trai tráng có sức khỏe tốt để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. Ngày nay, ngoài duy trì và phát huy truyền thống, cầu mong một năm mới sức khỏe, bình an, hoạt động này còn nhằm tuyển chọn các em có năng lực tham gia các giải đấu của tỉnh. Để nâng cao chất lượng giải đấu, BTC phối hợp với Trường trung cấp Thể dục Thể thao Huế tổ chức tập huấn cho học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn. Một số trường còn đưa môn vật vào hoạt động thể thao vì thế chất lượng giải đấu được nâng lên đáng kể.

Với nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật phải đánh bại đối thủ theo luật “lấm lưng, trắng bụng”. Các đô vật phải vượt qua vòng đấu loại giành chiến thắng trước 2 đối thủ mới bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ trước khi lọt vào vòng chung kết.

Kết quả, Ban tổ chức trao giải nhất lứa tuổi thiếu niên cho em Huy, Trường THCS Đặng Dung; giải nhất lứa tuổi thanh niên cho Phan Lương Tri (Quảng Phước), giải nhất tự do cho Nguyễn Văn Quảng (TP. Huế). Ngoài ra, BTC cũng trao các giải nhất, nhì, ba toàn đoàn cho các đơn vị tham gia hội vật theo thứ tự là thị trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng Ngạn.

Sau đây là một số hình ảnh tại lễ hội vật làng Thủ Lễ:

Khán giả vây kín theo dõi các đô vật

Mở đầu lễ hội bằng màn biểu diễn của hai đô vật cao niên

Hai đô nữ tung đòn trên sới

Toàn cảnh hội vật nhìn từ trên cao

Trao quà cho các đô vật nữ tham gia biểu diễn

Màn thi đấu của các đô vật thiếu niên

Tin,  ảnh: Hoàng Loan - Đăng Tuyên - Thanh Toàn 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top