Thể thao trong nước

Người sáng lập Hầu quyền đạo đất Cố đô

ClockChủ Nhật, 04/12/2016 06:24
TTH - Trong các môn phái võ cổ truyền ở Huế, Hầu quyền đạo tuy ra đời muộn nhưng lại có nhiều nét độc đáo riêng. Người sáng lập Hồng phái Hầu quyền đạo (Hầu quyền đạo) là võ sư Hoàng Thành - một võ sư gốc Huế hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai.

“Độc cô cầu bại”

Ông Thành sinh năm 1956, từ nhỏ đã rất nổi tiếng với tài võ của mình. Theo lời võ sư Nguyễn Văn Nhân, một người bạn của ông thì trong làng võ thuật của Huế, võ sư Thành được mệnh danh là “độc cô cầu bại”. Ngoài ra, võ sư Hoàng Thành không chỉ là người sáng lập ra Hầu quyền đạo mà còn là một võ sư Karatedo nổi tiếng ở Đồng Nai.

Ngoài Hầu quyền, võ sư Hoàng Thành còn là cao thủ Karatedo

Trước năm 1975, tại Hong Kong (Trung Quốc) có một môn phái chuyên sử dụng Hầu quyền là Đại thánh bát quái môn. Môn phái này có chi nhánh ở Chợ Lớn (Tp. Hồ Chí Minh) do cố võ sư Trần Lâm chấp chưởng, sau đó ông truyền lại cho con là võ sư Trần Cẩu hiện vẫn đang còn sống ở Tp. Hồ Chí Minh… Có thể nói đây là môn phái Hầu quyền xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam.

Riêng ở Huế, năm 1977, giới võ thuật Cố đô có dịp xôn xao khi xuất hiện võ phái mới do một võ sư mới bước qua tuổi 20 sáng lập. Và khoảng 3 năm sau cũng là thời điểm Hồng phái Hầu quyền đạo phát triển mạnh mẽ dưới bàn tay của võ sư Hoàng Thành.

Võ sư Tôn Thất Bình, một trong những đệ tử đầu tiên của võ sư Hoàng Thành kể: “Khi nghe võ sư Thành mở lò dạy võ, mấy anh em chúng tôi (đều là những cao đồ của các môn phái võ cổ truyền khác) đến xem thực hư một người còn trẻ như vậy đã đủ bản lĩnh đứng ra thành lập một môn phái mới. Tới nơi, thấy võ sư Thành đang dạy võ, chúng tôi muốn thử tài, võ sư Thành cười và nói: “Tôi đi mấy đường quyền, ai phá được thì tôi dẹp luôn lò võ này”. Thực sự là hôm đó không ai phá được mấy đường quyền quá độc của võ sư Thành. Tôi về nhà suy nghĩ mấy hôm, sau đó quyết định đến bái sư, xin được học Hầu quyền đạo…”.

“Học võ để cường thân”

Gặp võ sư Hoàng Thành trong dịp ông ra thăm quê mới đây, khi hỏi về giai thoại trong một lần ngao du lên vùng núi Bình Điền đã được một cao nhân bí ẩn nào đó truyền dạy các bài quyền mà sau này ông đã phát triển để thành lập môn phái Hầu quyền đạo… Tiếc là võ sư Hoàng Thành chỉ cười, và giai thoại đó vẫn đang là giai thoại.

Như đã đề cập ở phần mở đầu, cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Hồng phái Hầu quyền đạo Việt Nam (Hầu quyền đạo) ra đời ở Huế với các bài tập như: Tứ vương hầu, Hầu vương quyền, Hầu khỉ công, Bát quái di ảnh hầu, Thập nhị ma vương hầu và cao nhất là Hầu hoa quyền. Đây là các bài tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó của Hầu quyền đạo. Các bài Bát quái di ảnh hầu, Thập nhị ma vương hầu mang tính biến hóa điều khiển được thân ý và đánh lừa đối phương vào mê hồn trận. Đặc biệt, Hầu hoa quyền là bài tập cao nhất của Hầu quyền đạo không chỉ hoa mỹ mà còn là một bài tập khí công thượng thặng, đóng vai trò rất lớn trong dưỡng sinh.

Hầu quyền đạo đòi hỏi người tập phải tuân thủ theo nguyên tắc: cong gối, co tay, nhảy trên ức bàn chân. Một đặc điểm nữa của Hầu quyền đạo là các thế tấn công thường nhằm đánh chỗ hiểm của đối phương với nguyên lý dĩ nhu thắng cương, thường kết hợp né tránh linh hoạt và tấn công hiểm hóc. Chiêu thức trong Hầu quyền thường nhắm vào các yếu huyệt của đối phương như Mi Tâm, Thái Dương, Đan Điền, Tâm Hoa… khiến Hầu quyền đạo trở thành một trong những bộ môn quyền thuật ác hiểm nhất.

“Cũng từ sự nguy hiểm đó nên nguyên tắc tối thượng mà bất cứ một võ sinh nào của môn phái Hầu quyền đạo cũng phải thuộc nằm lòng là: “Học võ để cường thân chứ không phải học võ để xâm hại cơ thể người khác”, võ sư Hoàng Thành khẳng định.

Do đặc trưng riêng của môn phái nên tôi cũng xác định phát triển Hầu quyền đạo ở một số chùa chiền và chủ yếu áp dụng những tính năng của Hầu quyền để dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe. Ở Huế, các võ sư trong môn phái như Nguyễn Văn Anh, Tôn Thất Bình đều đồng ý với quan điểm của tôi là phát triển Hầu quyền đạo thiên về chức năng dưỡng sinh, võ sư Hoàng Thành chia sẻ.

Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, có 10 con vật được lấy làm hình tượng để triển khai các bài quyền: Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc, Sư, Tượng, Mã, Hầu, Điêu. Ứng với các con vật này thường có các bài quyền như Ô Long quyền, Bạch Hổ quyền, Xà quyền, Ưng (Điêu) quyền, Hầu quyền… Riêng về bài Hầu quyền thì hầu như môn phái nào cũng có, ví như: Hầu quyền Bình Định, Hầu quyền Thiếu Lâm, Hầu quyền Vovinam… Ngoài bài Hầu quyền còn có bài Hầu túy quyền.

Bài, ảnh: THANH PHI

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim
Return to top