Thể thao

Khó với mơ xa

ClockChủ Nhật, 09/06/2024 06:30
TTH - Với sự xuất sắc của tay đấm nữ Hà Thị Linh tại vòng loại Olympic 2024 diễn ra ở Thái Lan mới đây, thể thao Việt Nam đã có tấm vé thứ 11 đến Paris (Pháp) vào mùa hè này. Không khó để hoàn thành mục tiêu 12 - 15 tấm vé tham dự ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh được tổ chức theo chu kỳ 4 năm một lần khi vẫn còn nhiều môn thể thao, trong đó có bắn cung với sự góp mặt của nữ cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi đến từ Huế, vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Giành tối đa suất tham dự Olympic Paris 2024Cơ hội vẫn còn cho đô vật Nguyễn Thị Mỹ Trang

 11 gương mặt thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic Paris 2024. Ảnh: TTXVN

Nguyễn Thị Thật là người đầu tiên “nổ phát súng” giành tấm vé dự Olympic, sau đó lần lượt là các vận động viên (VĐV) Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Nguyễn Thị Hương (canoe), Phạm Thị Huệ (rowing), Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Nguyễn Thùy Linh (cầu lông), Võ Thị Kim Ánh (boxing), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Lê Đức Phát (cầu lông) và Hà Thị Linh (boxing).

Nghịch lý đáng nói là, trong khi đang là quốc gia dẫn đầu đấu trường thể thao khu vực là SEA Games thì số lượng vé dự Olympic Paris của thể thao Việt Nam lại quá khiêm tốn so với các quốc gia Đông Nam Á. Cùng thời điểm, vào đầu tháng 6 này, kình địch của thể thao Việt Nam là Thái Lan tạm có 42 suất chính thức. Tiếp đến là Indonesia có 21 suất và đứng trên Việt Nam là Singapore 19, Malaysia 18 và Philippines cũng đã có được 15 vé.

Olympic 2024 có 32 môn thi đấu. Các môn thể thao chỉ được đưa vào chương trình thi đấu Olympic sau khi vượt qua hàng loạt điều kiện ngặt nghèo từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) với 3 điều kiện đặt ra. Đầu tiên là phải được xuất hiện rộng rãi trên cả 5 châu lục. Các nội dung của nam phải được phát triển ở ít nhất 75 quốc gia, các nội dung nữ phải ở ít nhất 45 quốc gia. Thứ hai, môn thể thao đó phải có ít nhất 5 giải vô địch thế giới đã được tổ chức. Cuối cùng, bộ luật thi đấu phải đảm bảo tính khách quan và công bằng.

Tại SEA Games 32 mới đây, thể thao Việt Nam lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu khu vực khi không phải là chủ nhà. Không chỉ xếp thứ nhất chung cuộc tại SEA Games 32, đoàn thể thao Việt Nam còn xếp số 1 khi chiếu theo các môn thi đấu Olympic. Việt Nam có 69 HCV so với 56 HCV của “kình địch” Thái Lan trong các môn thể thao Olympic. Tuy nhiên, thể thao Thái Lan đã khẳng định được sức mạnh không chỉ giành vé mà còn tranh huy chương tại đấu trường quốc tế ở nhiều môn thi đấu Olympic, như điền kinh, boxing và taekwondo đối kháng.

Những năm qua, ngành thể thao Việt Nam vẫn dồn sức dự SEA Games 32 với số lượng lớn VĐV ở các môn chưa có trong danh sách Olympic. Cũng bởi sự dàn trải, các VĐV hàng đầu nước ta không có được sự chuẩn bị tốt nhất, thiếu chuyên gia giỏi, trang thiết bị cùng điều kiện tập huấn lạc hậu, ít cơ hội cọ xát khiến trình độ của các VĐV hàng đầu Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn so với thể thao thế giới. Đó cũng là lý do săn tìm tấm vé dự Olympic trở nên khó khăn.

Trở lại với Olympic Paris 2024 với việc săn kiếm những tấm vé cuối cùng. Thể thao Thừa Thiên Huế đang nuôi hy vọng, dù rất mong manh ở cung thủ mang tên Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng

Trong 2 ngày (14-15/12), Trung tâm Văn hoá Thông tin & Thể thao thị xã Hương Thủy phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Phú Bài tổ chức giải bóng bàn các câu lạc bộ (CLB) Hương Thủy mở rộng năm 2024. Giải thu hút 230 tay vợt của 32 CLB trên địa bàn thị xã, toàn tỉnh và các CLB đến từ Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hưng Yên, tham gia tranh tài.

230 tay vợt dự giải bóng bàn các câu lạc bộ thị xã Hương Thủy mở rộng
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Bắn cung & chu kỳ “thịnh - suy”

Giai đoạn 2018 - 2023, bắn cung Huế được xem là “hiện tượng” khi nhiều lần đăng quang ở các giải đấu danh giá cấp quốc gia, khu vực và châu lục. Nhưng hiện tại, bắn cung Huế đang đối diện nguy cơ thoái trào.

Bắn cung  chu kỳ “thịnh - suy”
Return to top