Thể thao

Jujitsu Thừa Thiên Huế mơ cùng Hoài Thương

ClockChủ Nhật, 02/06/2024 06:47
HNN - Còn rất trẻ nhưng Nguyễn Thị Hoài Thương đã giúp cho bộ môn Jujitsu và thể thao Thừa Thiên Huế “mở mày, mở mặt”. Jujitsu Thừa Thiên Huế tuy non trẻ cũng đã tìm được hướng phát triển và chinh phục những đỉnh cao.

VĐV Jujitsu của Huế giành 4 chiến thắng quan trọng tại Giải Jujitsu vô địch và vô địch trẻ châu Á năm 2024VĐV jujitsu của Huế giành HCV tại Giải Jujitsu Vô địch bãi biển thế giới 2023

VĐV Hoài Thương (thứ 3, phải sang) trên bục vinh quang. Ảnh: Minh Tuấn 

Vinh danh châu lục

Cái tên Nguyễn Thị Hoài Thương được nhắc đến như một niềm tự hào lớn của thể thao Thừa Thiên Huế. Mới đây, tại Giải Jujitsu vô địch và vô địch trẻ châu Á lần thứ 8 năm 2024, diễn ra từ ngày 1 đến ngày 8/5, tại Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Hoài Thương giành được 2 HCV (nội dung Fighting - 40kg và Duo classic), 1 HCB (Newaza - 40kg) và 1 HCĐ (Duo Show).

Được biết, tại Giải jujitsu vô địch châu Á 2024, Việt Nam giành thứ hạng 4 với tổng thành tích 4 HCV, 7 HCB và 10 HCĐ, một kết quả đáng tự hào và cho thấy sự đóng góp mang tính quyết định của VĐV tuổi thiếu nhi đến từ Kim Long. Vô địch tuyệt đối tại giải là đội jujitsu Thái Lan với 13 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ; Kazakhstan ở vị trí thứ nhì với 12 HCV, 18 HCB, 16 HCĐ.

Giải đấu này do Liên đoàn Jujitsu châu Á (JJAU) tổ chức và Liên đoàn Jujitsu UAE (UAEJJF) đăng cai, bao gồm các nội dung thi đấu dành cho VĐV các nhóm tuổi dưới 16 và dưới 18 tuổi tham gia lần đầu tiên trong năm nay. Giải đấu thu hút các VĐV ưu tú từ nhiều quốc gia trong lục địa. Giải Jujitsu vô địch và vô địch trẻ châu Á được coi là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch hoạt động của Jujitsu châu Á dành cho các VĐV từ khắp châu lục tranh tài.

Cô bé vàng

Nguyễn Thị Hoài Thương còn rất trẻ, em sinh năm 2011 tại phường Kim Long (TP. Huế). Tháng 9/2021, qua câu lạc bộ vệ tinh của bộ môn Jujitsu Thừa Thiên Huế, nay là Trung tâm Võ thuật tổng hợp Hue Fighter (địa chỉ 11/27 Hoàng Quốc Việt, phường An Đông, TP. Huế), HLV Chu Minh Tuấn đã phát hiện ra tài năng của cô bé 10 tuổi này. Do HLV Chu Minh Tuấn được triệu tập đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho SEA games 22, Hoài Thương được gửi tập tại Bộ môn Vật đến hết tháng 5/2022. Thời điểm đó, Bộ môn Jujitsu chưa được thành lập, các VĐV Jujitsu phải tập cùng Bộ môn Vật.

Kết thúc SEA Games 22, Ban Giám hiệu Trường trung cấp Thể dục Thể thao (TDTT) Huế chỉ đạo bộ môn tập trung huấn luyện các VĐV thuộc tuyến tỉnh để chuẩn bị gấp rút cho Đại Hội TDTT toàn quốc 2022. Nhằm giúp VĐV có môi trường tập luyện tốt, có nhiều đối tượng để cọ xát, trưởng thành và thuận tiện kiểm tra đôn đốc, HLV Chu Minh Tuấn đã gửi Hoài Thương đến tập luyện tại Trung tâm Đào tạo Jujitsu trẻ Grappling Việt Nam, có trụ sở tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh (TP. Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh).

Ban huấn luyện tại Trung tâm Grappling Việt Nam hầu hết là các VĐV Jujitsu trưởng thành từ thi đấu, trong đó có ông Nguyễn Vinh Quang (cựu HLV đội tuyển Jujitsu quốc gia), với sự hỗ trợ của BHL Đội tuyển Jujitsu quốc gia, thường xuyên tổ chức giao lưu thi đấu với VĐV đội tuyển quốc gia; cùng với đó là sự hỗ trợ chuyên môn từ ông Vũ Nguyễn Hoàng Thọ (là người thành lập Kimura Brazilian Jiujitsu Việt Nam, cũng là người truyền bá Jujitsu về Thừa Thiên Huế).

Chấp nhận xa cha mẹ từ nhỏ và nỗ lực tập luyện, VĐV Nguyễn Thị Hoài Thương đã bước đầu gặt được trái ngọt. Trước Giải Jujitsu vô địch và vô địch trẻ châu Á lần thứ 8 năm 2024, Nguyễn Thị Hoài Thương cũng đã giành được 2 HCV, 1 HCB U18 tại Giải Vô địch trẻ Jujitsu quốc gia 2023 tại Thanh Hóa.

Jujitsu đầy tiềm năng

Jujitsu còn gọi Nhu thuật Brazil. Sau một thời gian du nhập, phát triển ở Việt Nam, năm 2019, bộ môn này chính thức có giải đấu cấp quốc gia đầu tiên. Tiền thân của Jujitsu là Judo. Về kỹ thuật, Jujitsu lại rất tương đồng với vật. HLV Chu Minh Tuấn, chia sẻ: “Về kỹ thuật, nếu ở địa chiến, các đòn thế của vật chỉ giống Jujitsu khoảng 30% do Jujitsu chú trọng khóa, siết… thì ở phần đánh đứng, các kỹ thuật bốc, gồng, đè… của vật và Jujitsu gần như tương đồng nên những VĐV vật tiếp cận với Jujitsu rất nhanh”.

Còn nhớ, tại Giải vô địch quốc gia Jujitsu 2021 khởi tranh từ 24 - 29/12 ở Vĩnh Phúc, trong số 14 VĐV Thừa Thiên Huế tham gia đã có tới 8 VĐV từ bộ môn vật chuyển sang hỗ trợ. Kết quả, Jujitsu Thừa Thiên Huế giành 3 HCV, 6 HCB, 5 HCĐ và đứng nhì toàn đoàn nội dung Fighting, xuất sắc vượt chỉ tiêu đề ra. Đáng nói, 8 VĐV vật chỉ trải qua 1 – 2 tháng học luật cùng một số kỹ thuật thi đấu, nhưng tất cả đều giành huy chương, trong đó có 2 VĐV vật giành HCV là Nguyễn Văn Quảng và Hồ Đăng Trọng Khánh.

Những năm gần đây, với những đô vật hàng đầu khu vực Đông Nam Á, như các ĐKVĐ SEA Games Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Nguyễn Thị Mỹ Trang, Thừa Thiên Huế nổi lên là một trong lò vật hàng đầu quốc gia. Không còn nghi ngờ, đó là cơ hội để hỗ trợ cho Jujitsu phát triển.

Còn quá nhiều mục tiêu mà Jujitsu Thừa Thiên Huế hướng tới. Riêng đối với Nguyễn Thị Hoài Thương, dự kiến Bộ môn sẽ trình lãnh đạo để cho VĐV này tham gia Giải Vô địch Trẻ Thế giới tại Hy Lạp tháng 11/2024. Về định hướng tương lai, Hoài Thương sẽ là VĐV nòng cốt của Jujitsu Thừa Thiên Huế tại Đại hội Thể dục Thể thao 2030, các giải trẻ cấp độ châu lục, thế giới và các đại hội thể thao cấp khu vực, như SEA Games hay Asian Games...

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu cho Cao Pendant Quang Vinh

Huấn luyện viên (HLV) Kim Sang-sik mới đây đã công bố danh sách 23 tuyển thủ sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự trận đấu với Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027 vào ngày 10/6 tới, với điểm nhấn là lần đầu lên tuyển của cầu thủ Việt kiều Cao Pendant Quang Vinh.

Lần đầu cho Cao Pendant Quang Vinh
Gập ghềnh đường đến SEA Games

Dù được đánh giá “sáng cửa” trong việc giành HCV, nhưng hành trình chinh phục đỉnh cao của tuyển vật Huế tại SEA Games 33 không hề dễ dàng...

Gập ghềnh đường đến SEA Games
Sambo - “mỏ vàng” chờ khai thác

Sambo không có mặt tại SEA Games 33 là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, SEA Games 33 không phải là cuối cùng, cũng như không phải là mục tiêu duy nhất của Sambo Huế.

Sambo - “mỏ vàng” chờ khai thác
Dự án Quảng trường Văn hóa Thể thao thành phố:
Vướng mặt bằng, xin “dời” tiến độ

Do vướng mặt bằng, điều chỉnh, bổ sung thiết kế, cũng như thời tiết thi công không thuận lợi, công trình Quảng trường Văn hóa Thể thao tỉnh (nay là TP. Huế) phải điều chỉnh tiến độ hoàn thành.

Vướng mặt bằng, xin “dời” tiến độ
“Tham vọng” của Jujitsu

Không phải bộ môn trọng điểm, nhưng môn võ Jujitsu đang cho thấy tiềm năng của mình khi đạt được một số thành tích nhất định ở đấu trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ sở để bộ môn này đặt tham vọng trong việc cạnh tranh 1 suất dự SEA Games 33 cuối năm nay.

“Tham vọng” của Jujitsu
Return to top