Thể thao

Hàng ngàn người đội mưa cổ vũ giải đua ghe truyền thống huyện Quảng Điền

ClockChủ Nhật, 17/12/2023 18:38
TTH.VN - Ngày 17/12, huyện Quảng Điền tổ chức giải đua ghe truyền thống lần thứ 26 năm 2023 với sự tham dự của 250 vận động viên nam, nữ của 11 đội đua đến từ 11 xã, thị trấn.

Sôi động giải đua ghe trên sông Như ÝHương Thủy: Tưng bừng giải đua ghe chào mừng ngày hội Đại đoàn kết toàn dânGay cấn, hấp dẫn giải đua ghe trên sông SịaSôi nổi giải đua ghe trên biển Thuận An

Các đội đua tranh tài gay cấn tại giải đua  

Tại giải lần này, các vận động viên nam nữ trải qua 9 độ đua, trong đó 1 độ cúng, 7 độ tiền và 1 độ thái bình. Với thể lệ thi đấu 3 vòng 6 tráo đối với ghe bơi nam và 2 vòng 4 tráo với ghe bơi nữ.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thể lực, cũng như chiến thuật, các đội đua tại giải năm nay có sự so kè quyết liệt trong mỗi chặng đua. Trên bờ cổ động viên reo hò, đánh trống theo từng mái chèo của các đội, làm náo nhiệt cả một khúc song Sịa.

Theo nhận định của Ban tổ chức giải, giải đua ghe truyền thống huyện Quảng Điền lần thứ 26 năm nay không chỉ là cuộc đua thắng thua mà còn là dịp để người dân rèn luyện sức khỏe, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết giữa các địa phương; góp phần giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống đã có từ bao đời nay. Đây cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh của Quảng Điền đến với du khách trong và ngoài nước.

Trao giải cho các đội đoạt giải cao tại giải đua ghe truyền thống huyện Quảng Điền lần thứ 26 

Kết thúc giải, ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đội đua xã Quảng Phú, giải Nhì thuộc về đội đua xã Quảng Thành, giải Ba thuộc về đội đua ghe xã Quảng Thái; Giải cúng: Nhất Quảng Thái, Nhì Quảng Thọ, Ba Quảng Lợi, Tư Quảng Phước; Giải phá: Nhất Quảng Thành, Nhì Quảng Thái, Ba Quảng Thọ, Tư  thị trấn Sịa; giải tam thắng thuộc đơn vị xã Quảng Phước.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top