Thể thao

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

ClockThứ Sáu, 08/03/2024 07:10
TTH - Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Thừa Thiên Huế đứng thứ nhất toàn đoàn nội dung vật tự do nữNguyễn Thị Mỹ Trang giành HCĐ tại giải vật U23 châu Á 2023 Khởi tranh giải Vật Đại hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ 9 năm 2022

 Đô vật Lê Phước Long

Long kể: “Lúc nhỏ, vào mỗi dịp đầu năm, em lại theo gia đình đi xem đấu vật. Nhìn các đô vật thi đấu hấp dẫn, em rất hào hứng. Trong đầu mình nuôi ước mơ một ngày nào đó sẽ bước lên sới vật để được tranh tài”. Để ước mơ trở thành hiện thực, Phước Long đã theo học Trung cấp Thể thao Huế được 3 năm, rồi vì điều kiện nên Long về quê vừa mưu sinh vừa tự tập luyện. Ít nhiều được các huấn luyện viên hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản, cộng với tình yêu môn đấu vật truyền thống ăn vào máu thịt, sau những giờ lao động, chàng trai trẻ này đã miệt mài luyện tập. Long có mặt đều đặn tại các hội vật được tổ chức ở nhiều địa phương để vừa theo dõi, cổ vũ cho các đấu vật, vừa trải nghiệm, học hỏi trau dồi thêm kinh nghiệm.

Vật là môn thể thao truyền thống được ưa chuộng của người nông dân. Ngoài tính giải trí vui chơi, vật còn giúp thanh, thiếu niên rèn luyện sức khỏe, có cơ thể săn chắc, cường tráng, tôi luyện ý chí mạnh mẽ, vững vàng để góp phần vào lao động sản xuất, giữ cho quốc thái dân an. Nói về mục đích đến với bộ môn này, Phước Long chia sẻ: “Công việc hàng ngày của em là làm chậu đắp tay. Dù làm bất cứ việc nào cũng cần có sức khỏe dẻo dai. Em đến với vật trước hết để rèn luyện sức khỏe, sau nữa được thỏa sức đam mê sau những buổi lao động vất vả”.

Đến với các hội vật đầu xuân bằng tâm thế thoải mái, với tất cả những kỹ năng tích lũy được, trên sới vật, đô vật Lê Phước Long đã đem đến cho người xem những “miếng vật” bất ngờ, đẹp mắt. Mỗi lần bước lên sới vật thi đấu Phước Long luôn nhận được tiếng vỗ tay mến mộ nồng nhiệt của khán giả. Bắt đầu bước lên sới vật tranh tài năm 16 tuổi, đến nay, Long đã liên tiếp khẳng định được tài năng và niềm đam mê của mình bằng những thành tích nổi bật: Vô địch giải Thiếu niên và Thanh niên toàn quốc; vô địch giải Đông Nam Á; 3 lần quán quân Hội vật làng Thủ Lễ (Quảng Điền) được tổ chức đầu xuân và nhiều giải Nhì, giải Ba trong môn vật toàn quốc.

Đặc biệt, lần đầu tiên tham gia Hội vật làng Sình (Phú Mậu, Phú Vang) truyền thống vừa diễn ra ngày mồng 10 tháng giêng năm nay, vượt qua hàng chục đối thủ nặng ký, đô vật Lê Phước Long đã giành giải quán quân ở lứa tuổi thanh niên. Với Long, đó là kết quả xứng đáng cho hành trình tự rèn, tự luyện bền bỉ sau những ngày làm lụng vất vả. Những trận tranh tài của Long luôn mang đến cho người xem niềm hào hứng với những lời xuýt xoa thán phục về phong thái thi đấu bình tĩnh, chắc chắn, điêu luyện. Nói về bí quyết thành công trên sới vật, Phước Long chia sẻ: “Bước vào cuộc đấu, dường như các đô vật đều ngang tài, ngang sức. Vì thế, để đối thủ của mình “lấm lưng trắng bụng” cần phải có độ bền của sức và đó là cả nghệ thuật. Không được nản chí, phải tính toán chính xác từng động tác; biết lựa thế để bắt đối phương một cách nhanh nhẹn và hoàn hảo nhất”.

Miệt mài mưu sinh và tất bật với công việc, lo lắng cho cuộc sống gia đình, chàng trai Lê Phước Long nguyện theo đuổi bộ môn thể thao truyền thống hết tuổi thanh xuân của mình. Phước Long là hình ảnh đẹp của thanh niên làng quê góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc sau lũy tre làng trong thời đại hội nhập hôm nay.

Bài, ảnh: Hương Đồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có một “khúc ruột” xứ Huế trên đất nam Tây Nguyên - Bài 3: Miền đất Đạ Lây của người Huế hôm nay

Về xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) quê hương mới của những người xứ Huế hôm nay, thật khó nhận ra dấu vết của những ngày gian khó trong ký ức của gần nửa thế kỷ trước. Cái dễ nhận nhất ở vùng quê gánh gồng “Huế đi xa” này là giọng nói mang âm sắc đặc biệt, những chiếc nón bài thơ của các mệ, các o lấp lánh che những nụ cười đôn hậu, với buổi sáng rộn ràng bánh lọc, bánh nậm. Chúng tôi lộn vô phiên chợ Đạ Lây trên vùng đất Tây Nguyên mà thấy như đang về Huế ăn hàng, tán gẫu ở một góc Đông Ba, An Cựu…

Có một “khúc ruột” xứ Huế trên đất nam Tây Nguyên - Bài 3 Miền đất Đạ Lây của người Huế hôm nay
Có một “khúc ruột” xứ Huế trên đất nam Tây Nguyên
Bài 1: Dòng ký ức của những người mở đất

Sau ngày nước nhà thống nhất, lực lượng thanh niên xung phong - thanh niên xung kích (TNXK) chuyển sang nhiệm vụ mới: Khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế. Thực hiện yêu cầu cách mạng trong những năm tháng đó, tỉnh Bình Trị Thiên và TP. Huế đã thành lập hai trung đoàn TNXK với công tác tiền trạm, mở đường, khai phá đất đai, dựng nhà cửa để đón hàng ngàn hộ đồng bào từ TP. Huế đến những vùng đất phía nam lập nghiệp, xây dựng những vùng cư dân Huế nơi xa. Trong rất nhiều chương trình di dân, có một vùng quê mới của người Huế được lập ra cách đây gần nửa thế kỷ, đó là khu kinh tế mới (KTM) Hương Lâm, nay thuộc xã Đạ Lây, huyện Đạ Huai - vùng đất phía nam của tỉnh Lâm Đồng…

Bài 1 Dòng ký ức của những người mở đất
Vì những giá trị văn hóa truyền thống

Tính từ ngày ra mắt (31/3/2021) đến nay, tuy chưa tròn một nhiệm kỳ 5 năm, nhưng cũng đủ để cho các thành viên Chi hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam TP. Huế nhìn lại một chặng đường đáng tự hào.

Vì những giá trị văn hóa truyền thống
Tiếp nối truyền thống

Cách đây 88 năm, vào năm 1937, Chi bộ thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền được thành lập. Đây là chi bộ đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện Quảng Điền.

Tiếp nối truyền thống
Return to top