Thể thao

Cơ hội mới của thể thao Huế

ClockChủ Nhật, 01/12/2019 07:45
TTH - Tại SEA Games 30, thể thao Huế góp mặt 3 VĐV và 1 HLV ở các môn: điền kinh, vật và Sambo; trong đó, Sambo là môn thể thao khá mới lạ ở Huế và là lần đầu được đưa vào thi đấu tại ngày hội thể thao lớn nhất khu vực.

Nhiều trận đấu hấp dẫn, kịch tính tại giải cầu lông TP. Huế

HLV Nguyễn Văn Ngãi (trắng) làm mẫu tư thế tấn công của Sambo. Ảnh: HÀN ĐĂNG

Hai thầy trò cùng dự SEA Games

Ngoài Trưởng bộ môn Judo Huế - Nguyễn Văn Ngãi đảm nhiệm vai trò huấn luyện và dẫn dắt tuyển Sambo Việt Nam thi đấu tại SEA Games 30 thì Dương Thị Quỳnh Như - tuyển Judo Huế là 1 trong 2 VĐV tham gia tranh tài môn Sambo hạng 80kg tại SEA Games lần này bên cạnh VĐV Hoàng Trọng Nhân (Cần Thơ).

Đáng nói, tuyển Sambo Việt Nam mới được thành lập trước ngày tranh tài SEA Games 30 chưa đầy một tháng. Đó cũng là thời gian 2 VĐV nói trên mới chính thức tìm hiểu môn võ này.

Xuất nguồn từ Liên bang Nga (Liên Xô trước đây) và mới du nhập vào Việt Nam, do kỹ thuật ở những đòn đứng (ném, quăng, quật...) và đòn nằm (khóa, bẻ, siết...) tương đồng với Judo nên những VĐV từ Judo sang tập luyện Sambo rất nhanh nắm bắt được những yếu lĩnh của môn võ này.

“Sambo cũng có một vài kỹ thuật khác Judo, như thế tấn công thấp hơn, sử dụng các đòn lòn, hốt, xốc... nên trong thời gian này, bên cạnh học thuộc luật để tránh phạm quy khi thi đấu, các VĐV Sambo Việt Nam sẽ làm quen và điều chỉnh một số động tác tấn công”, HLV Nguyễn Văn Ngãi cho biết.

“Ban đầu Quỳnh Như nằm trong tuyển Judo tham dự SEA Games 30, tuy nhiên, ở hạng 80kg, ngoài Quỳnh Như thì còn có Phương Quỳnh cũng rất xuất sắc. Nếu như Quỳnh Như nhỉnh hơn ở kỹ thuật ra đòn thì Phương Quỳnh lại nhanh nhạy trong tấn công. Khi thành lập tuyển Sambo, suy đi tính lại, để phát huy sở trường của 2 VĐV nên tôi đề xuất đưa Quỳnh Như sang thi đấu môn Sambo và giữ Phương Quỳnh tranh tài môn Judo”, HLV Nguyễn Văn Ngãi nói về lý do học trò của mình từ Judo chuyển sang thi đấu Sambo.

Tuy lần đầu thi đấu môn Sambo ở sân chơi SEA Games, nhưng từ nền tảng Judo cùng thành tích ở những lần tranh tài Sambo,

Ju-Jitsu và Kurash - những môn biến thể từ Judo - ở đấu trường trong nước, tin rằng Quỳnh Như - nữ VĐV sinh năm 2001 đạt danh hiệu kiện tướng khi mới 14 tuổi - sẽ phấn đấu đem về thành tích cao cho thể thao Việt Nam nói chung, Huế nói riêng.

Về phần mình, dù không chính thức tập luyện Sambo, nhưng với kinh nghiệm dày dạn trong huấn luyện Judo, cũng như hiểu rất rõ về Sambo, Ju-Jitsu và Kurash nên Trưởng bộ môn Judo Huế - Nguyễn Văn Ngãi được giao nhiệm vụ huấn luyện và dẫn dắt VĐV Sambo thi đấu tại SEA Games lần này. Cũng theo ông Ngãi, Sambo là môn thể thao mới, VĐV Huế chỉ mới cọ xát một vài lần ở các giải đấu trong nước, nhưng chừng đó cũng giúp các VĐV tự tin hơn khi tranh tài với VĐV các nước bạn.

Dương Thị Quỳnh Như - tuyển Judo Huế tham dự SEA Games 30 với vai trò là VĐV Sambo. Ảnh: NGUYỄN NGÃI

Thêm nhiều cơ hội

Tổng quan, Huế không phải là địa phương mạnh về Judo, nhưng ở hạng cân 45 - 48kg, Judo Huế lại nằm trong diện “không phải dạng vừa”. Tiếc là tại SEA Games 30, hai hạng cân nhẹ này bị gạt ra khỏi nội dung thi đấu. Bằng không, cơ hội tham gia SEA Games của VĐV Judo của Huế, cũng như từ Judo chuyển sang Sambo không chỉ mỗi Quỳnh Như.

Sau khi những Hà Anh Thư, Đào Thị Thu Hà, Trần Thị Thía... giải nghệ với nhiều lý do, Judo Huế vừa mới bắt đầu làm lại với dàn 12 VĐV, trong đó nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 19 tuổi với nòng cốt là VĐV Quỳnh Như, mà theo nhận định, đây là những nhân tố có thể gặt hái thành tích chỉ sau 2-3 năm.

Cũng do có nhiều tương đồng nên trong thời điểm đào tạo VĐV Judo, HLV Nguyễn Văn Ngãi cũng huấn luyện Sambo cho VĐV Judo Huế. “Rút kinh nghiệm, sau khi trở về từ SEA Games 30, tôi sẽ tập trung huấn luyện hạng 52kg trở lên cả ở Judo lẫn Sambo. Việc Quỳnh Như có giành được huy chương tại SEA Games 30 hay không là điều không thể nói trước, nhưng đó là động lực, là cơ sở để tạo thêm cơ hội cho Judo Huế tham gia, gặt hái thành tích ở sân chơi thể thao lớn nhất khu vực trong những lần tổ chức tiếp theo”, HLV Nguyễn Văn Ngãi chia sẻ.

HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Đón đầu những cơ hội mới

Du lịch Huế năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, ghi dấu ấn về thu hút lượng khách và được vinh danh ở những giải thưởng du lịch danh giá.

Đón đầu những cơ hội mới
Return to top