Thế giới

WHO ghi nhận ca tử vong thứ hai do Ebola ở Congo

ClockThứ Tư, 27/04/2022 05:17
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/4 thông báo ghi nhận một bệnh nhân Ebola thứ hai đã tử vong ở khu vực Tây Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, một vài ngày sau khi đợt dịch mới xuất hiện.

Nguy cơ bùng phát đợt dịch Ebola mới ở Cộng hòa Dân chủ CongoCongo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với EbolaWHO: Ebola vẫn là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”Ebola hứa hẹn được điều trị hiệu quả từ kết quả thử nghiệm tại CongoUNICEF: Cần tăng ngân sách gấp 3 để đối phó đại dịch Ebola ở Congo

Cộng hòa Dân chủ Congo tiếp tục đối mặt với đợt dịch Ebola mới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Viện Nghiên cứu Y sinh Quốc gia cho biết, ca nhiễm Ebola mới đã được xác nhận vào tuần trước tại thành phố Mbandaka là một trường hợp lây nhiễm mới, trong đó bệnh nhân lây từ một con vật bị nhiễm bệnh và không liên quan đến bất kỳ đợt bùng dịch nào trước đó.

Ca tử vong thứ hai này là một phụ nữ 25 tuổi, chị dâu của trường hợp đầu tiên. Nữ bệnh nhân bắt đầu trải qua các triệu chứng từ 12 ngày trước đó.

Được biết, bệnh nhân đầu tiên bắt đầu xuất hiện các triệu chứng vào ngày 5/4 song không tìm cách điều trị trong hơn 1 tuần. Hậu quả là bệnh nhân đã tử vong tại một trung tâm điều trị Ebola vào ngày 21/4.

Theo WHO, thời gian phát hiện trễ khiến các nhân viên y tế càng phải gấp rút hơn để xác định những người tiếp xúc có thể đã bị nhiễm bệnh.

Ít nhất 145 người đã tiếp xúc với những ca bệnh được xác nhận và tình trạng sức khỏe của họ cũng đang được theo dõi chặt chẽ.

Trang Reuters đưa tin, Congo đã chứng kiến 13 đợt bùng dịch Ebola trước đây, trong đó một đợt bùng phát vào năm 2018 – 2020 ở miền Đông nước này đã khiến gần 2.300 người thiệt mạng, con số cao thứ hai được ghi nhận trong lịch sử của dịch bệnh sốt xuất huyết do siêu vi.

Đợt bùng dịch gần đây nhất đã kết thúc vào tháng 12/2021 cũng ở miền Đông với 6 trường hợp tử vong. Mbandaka, thủ phủ của tỉnh Equateur cũng đã phải đối mặt với 2 đợt bùng dịch Ebola trước đó là vào năm 2018 và 2020.

Theo các chuyên gia, các khu rừng xích đạo của Cộng hòa Congo là một môi trường tự nhiên cho virus Ebola sinh sống, được phát hiện ở miền Bắc Congo từ năm 1976.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top