Thế giới

Congo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với Ebola

ClockThứ Năm, 28/11/2019 06:44
TTH.VN - Kể từ đầu năm 2019, dịch sởi đã cướp đi hơn 5.000 mạng sống tại Cộng hòa Dân chủ Congo, trong đó hơn 90% là trẻ dưới 5 tuổi, một quan chức hàng đầu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) hôm qua cho biết.

Dịch sởi có nguy cơ đe dọa các nước Nam Thái Bình DươngWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuWHO: Dịch sởi bùng phát kỷ lục kể từ năm 2006

Một đứa trẻ đang được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ảnh: VTV 

Theo lời đại diện UNICEF tại Congo – ông Edouard Beigbeder, dịch Ebola bùng phát đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng ở phía đông Congo, gây ra sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, dịch sởi đã khiến số người tử vong cao gấp đôi những vấn đang tiếp tục bị đánh giá thấp.

Bạo lực và mất an ninh, hạn chế khả năng tiếp cận với chăm sóc y tế, thiếu vaccine và các bộ dụng cụ y tế ở những khu vực bị ảnh hưởng xấu nhất đã khiến hàng ngàn trẻ em không được bảo vệ và cản trở những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh chết người này.

Niềm tin văn hóa và việc chăm sóc sức khỏe theo truyền thống cũng thường ngăn cản trẻ em tiêm phòng bệnh sởi và giúp điều trị cho những trẻ có triệu chứng mắc bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, bệnh sởi đã lây lan ở tất cả các tỉnh tại Congo, là đại dịch lớn nhất và di chuyển nhanh nhất thế giới.

Ông Beigbeder nhấn mạnh rằng mặc dù vaccine an toàn, hiệu quả và có giá cả phải chăng có thể ngăn ngừa căn bệnh này, nhưng điều quan trọng là làm sao để đưa vaccine đến được với mọi đứa trẻ, bất kể chúng ở đâu.

WHO cho rằng việc đáp ứng với bệnh sởi đòi hỏi một loạt các phương pháp để đảm bảo rằng tất cả trẻ em được tiêm vaccine đúng thời điểm. Cho đến nay, UNICEF đã phân phối 1.317 bộ dụng cụ y tế dành cho bệnh sởi đến các khu vực y tế bị ảnh hưởng để điều trị cho trẻ em bị biến chứng.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có thể là giải pháp ngắn hạn, vì việc đầu tư vào tăng cường chương trình tiêm chủng quốc gia cho Congo cùng các hệ thống chăm sóc sức khỏe mở rộng khác sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của đất nước, đại diện của UNICEF nhấn mạnh.

Theo WHO, các trường hợp nhiễm sởi nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng hoặc không đủ ăn, đặc biệt là những trẻ bị thiếu vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu do HIV/AIDS hoặc các bệnh khác.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top