Thế giới

WB: Biến đổi khí hậu có thể khiến 216 triệu người phải di dời nội bộ

ClockThứ Tư, 15/09/2021 07:42
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày 14/9 trích dẫn một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nếu không có hành động ngay lập tức để chống lại vấn đề biến đổi khí hậu, thì tình trạng mực nước biển dâng, khan hiếm nước và năng suất cây trồng sụt giảm có thể buộc 216 triệu người dân phải di dời trong chính quốc gia của họ vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra các đại dịchƯu tiên các kế hoạch thích ứng khi “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” gia tăng

Các khu vực nghèo nhất trên thế giới sẽ phải đối mặt với những tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, báo cáo của WB đã mô hình hóa các tác động của biến đổi khí hậu đối với 6 khu vực và đưa ra kết luận rằng, những "điểm nóng" di dời do khí hậu sẽ xuất hiện ngay vào năm 2030 và sẽ tăng lên vào năm 2050, gây ra những ảnh hưởng nặng nề nhất đến các khu vực nghèo nhất trên thế giới.

Báo cáo cho thấy, chỉ riêng khu vực châu Phi cận Sahara sẽ có tới 86 triệu người dân phải di dời trong nước, cùng với đó là 19 triệu người ở khu vực Bắc Phi, và dự báo ​​sẽ có 40 triệu người phải di dời nội bộ ở khu vực Nam Á, 49 triệu người ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Theo WB, việc di dời như vậy sẽ gây ra sự căng thẳng đáng kể cho cả những khu vực có người dân phải di dời và những khu vực tiếp nhận người di dời, gây căng thẳng cho các thành phố và trung tâm đô thị, cũng như làm nguy hại đến những thành tựu phát triển.

Tổ chức tài chính quốc tế này nói thêm, các cuộc xung đột, cũng như những cuộc khủng hoảng về sức khỏe và kinh tế chẳng hạn như các cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra có thể làm tình hình thêm tồi tệ. Và số lượng những người phải di dời do khí hậu có thể cao hơn nhiều, do báo cáo này không bao gồm hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, những quốc gia ở khu vực Trung Đông và các quốc đảo nhỏ, hoặc những người di dời đến các quốc gia khác.

Các tác giả của báo cáo cho rằng, những phát hiện của họ nên được xem là một lời kêu gọi khẩn cấp đến các Chính phủ khu vực và quốc gia, cũng như cộng đồng toàn cầu để hành động ngay bây giờ, nhằm làm giảm khí nhà kính, thu hẹp khoảng cách phát triển và khôi phục các hệ sinh thái. Việc thực hiện những điều này có thể làm giảm 80% số lượng người phải di dời nội bộ nói trên, xuống còn 44 triệu người.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Return to top