Thế giới

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran leo thang

ClockThứ Bảy, 11/01/2020 15:55
TTH.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 11/1 vừa bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 5 ngày đến Trung Đông. Động thái được xem là một phần trong chuỗi nỗ lực của Tokyo nhằm giảm bớt căng thẳng tại đây.

Quốc tế lo ngại về căng thẳng tại Iraq, kêu gọi Mỹ-Iran kiềm chế tối đaCác hãng hàng không châu Á chuyển hướng khỏi không phận IranNATO và EU kêu gọi Iran-Mỹ tránh leo thang căng thẳngUNESCO kêu gọi Mỹ và Iran bảo vệ các di sản văn hóaLãnh đạo các nước kêu gọi Mỹ và Iran bình tĩnh, đối thoại kiềm chế căng thẳng

Thủ tướng Nhật Bản thăm chính thức Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Iran leo thang. Ảnh minh họa: VOV

Theo lịch trình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Oman – những quốc gia mà chính phủ Nhật Bản coi là đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình ở Trung Đông.

Nhật Bản sẽ triển khai những hành động của riêng mình với mục tiêu chính là cương quyết thực hiện kế hoạch ngoại giao hòa bình nhằm hỗ trợ giảm bớt căng thẳng và ổn định tình hình trong khu vực, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trước báo giới trước khi rời sân bay Haneda.

Tại Saudi Arabia, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gặp gỡ Vua Salman và Thái Tử Mohammed bin Salman vào ngày 12/1. Sau đó 1 ngày, ông sẽ tiếp tục di chuyển đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất để tham gia buổi hội đàm với Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan.

Đến ngày 14/1, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có mặt tại Oamn và tham gia cuộc họp bàn với Phó Thủ tướng Oman Sayyid Asaad bin Tariq bin Taimur Al Said về các vấn đề trong quan hệ và hợp tác quốc tế. Chuyến thăm đến Oman này được thực hiện sau khi Quốc vương Oman Qaboos bin Said qua đời vào tối ngày 10/1.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách góp sức mang lại sự ổn định cho khu vực Trung Đông – nguồn gốc của phần lớn lượng dầu thô mà Nhật Bản nhập khẩu vào. Trong đó tăng cường hợp tác với Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cũng như Oman sẽ là chìa khóa để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định cho Nhật Bản.

Trước đó, trong bối cảnh Mỹ và Iran tiếp tục gia tăng căng thẳng sau vụ không kích của Mỹ khiến tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran và một thủ lĩnh dân quân Iraq thiệt mạng, chính quyền Nhật Bản đã ra tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên để ra sức kêu gọi Mỹ, Iran bình tĩnh, kiềm chế.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top