ClockChủ Nhật, 08/07/2018 14:10

WB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á Thái Bình Dương giảm nhẹ

TTH.VN - Trong bối cảnh hạn chế về năng lực phát triển và áp lực giá tăng cao sẽ khiến chính sách tiền tệ của khu vực phải thắt chặt, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong tương lai.

ADB: Du lịch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các đảo quốc Thái Bình DươngChú trọng chiến lược tăng trưởng xanhChủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ tiến trình nâng lãi suấtFED tăng lãi suất: Khủng hoảng chờ các nước đang phát triển?OECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầuWB ra dự báo tăng trưởng GDP châu Á năm 2018Du lịch mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Lào

 Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2019. Ảnh: World Banks Group

Theo triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương sẽ giảm nhẹ từ mức 6,3% vào năm 2018 xuống còn 6,1% vào năm 2019, phản ánh sự chững lại trong nền kinh tế Trung Quốc đã phần nào ảnh hưởng đến đà phát triển chung của khu vực.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm xuống còn 6,3% vào năm 2019, thấp hơn so với mức 6,5% của năm 2018 khi các chính sách hỗ trợ giảm xuống, kéo theo hiện trạng các chính sách tài khóa trở nên ít hấp dẫn hơn.

Xét về tổng thể, tốc độ phát triển kinh tế của khu vực cũng không có nhiều sự thay đổi đáng kế, nhất là khi chỉ số phát triển được dự đoán sẽ ở mức 5,3% vào năm 2019, thấp hơn 0,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tình trạng này xảy ra khi sự phục hồi kinh tế của vùng bắt đầu chu kỳ đáo hạn. Về từng quốc gia, nền kinh tế Indonesia có thể sẽ chứng kiến mức tăng từ 5,2% lên thành 5,3% vào năm tới, trong khi  kinh tế Thái Lan sẽ giảm từ 4,1% vào năm 2018 xuống còn 3,8% trong năm 2019.

Theo nhận định của các chuyên gia, Indonesia và Thai Lan là hai trong số các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa chủ lực của khu vực. Song trong bối cảnh hạn chế về năng lực phát triển và áp lực giá tăng cao sẽ khiến chính sách tiền tệ của hai nước nói riêng và cả khu vực nói chung phải thắt chặt, từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

TIN MỚI

Return to top