ClockThứ Sáu, 29/06/2018 14:41

Chú trọng chiến lược tăng trưởng xanh

TTH - Trên toàn cầu, các con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế đang đi trên một quỹ đạo không bền vững, đe doạ các nguồn tài nguyên tự nhiên và các vấn đề về môi trường mà tăng trưởng kinh tế dài hạn và cuộc sống con người đang phụ thuộc vào. Do đó, việc giải quyết tình trạng cạn kiệt nguồn vốn tự nhiên, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề cấp bách ở các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Sáng - xanh - sạch và không rác thảiHợp tác thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh châu Á

Tăng trưởng xanh là chiến lược cần được chú trọng. Ảnh: Imaginasium

Tiềm năng và thách thức

Ở khu vực Đông Nam Á, báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nền kinh tế đang bùng nổ ở các nước này có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng to lớn, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Với mô hình tăng trưởng hiện tại phần lớn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khu vực đang làm trầm trọng thêm những thách thức này. Tuy nhiên, bằng các chính sách và thể chế phù hợp, các nước ASEAN có thể theo đuổi tăng trưởng xanh và từ đó duy trì các dịch vụ môi trường và nguồn vốn tự nhiên, đảm bảo cho sự thịnh vượng.

Được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 5,2% từ năm 2016 đến năm 2020, Đông Nam Á được OECD đánh giá là khu vực hiện đại hóa nhanh chóng. Cũng theo ước tính của OECD, 65% dân số ASEAN ​​sẽ sống ở các khu vực đô thị vào năm 2050. Các thành phố, đi kèm với mô hình sử dụng đất và cơ sở hạ tầng của chúng, đang được định hình, từ đó sẽ xác định mức độ ô nhiễm, tiêu thụ năng lượng và khả năng phục hồi trong nhiều thập kỷ tới.

Hợp tác

Trang Open Development Mekong cho rằng, sáng kiến ​​tăng trưởng xanh là một nỗ lực đáng khen ngợi của khu vực ASEAN để cân bằng nhu cầu về lợi nhuận kinh tế trong khi vẫn duy trì được các yếu tố đảm bảo môi trường, điều mà trước đây thường không song hành cùng nhau. Chú trọng đến vấn đề này, từ năm 2016, ASEAN và Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu (GGGI) đã thảo luận về khả năng hợp tác tiềm năng trong tăng trưởng xanh cho khu vực.

Ông Lê Lương Minh - cựu Tổng thư ký ASEAN, đã gặp lãnh đạo GGGI và cựu Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono để giải quyết các vấn đề môi trường trong khu vực Đông Nam Á. Là một trong những địa điểm dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu, ông Minh nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển các-bon thấp, một trong những ưu tiên của ASEAN, bên cạnh việc tăng cường quản lý và sử dụng bền vững đất than bùn. Quan trọng hơn, đó là sự hợp tác giữa các nước trong khu vực và cùng thực thi các kế hoạch hành động giữa Tầm nhìn ASEAN 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc. Hiện tại, cùng với 5 quốc gia ASEAN khác, Việt Nam cũng là thành viên của GGGI, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực, thông qua các phương pháp phát triển công nghiệp tiên tiến.

Chiến lược tăng trưởng xanh không chỉ thúc đẩy các giải pháp công nghệ tiến bộ mà việc áp dụng các cơ chế này cũng sẽ giúp các nước và các tổ chức tiết kiệm chi phí liên quan đến năng lượng, nước và nguyên liệu thô. Theo ông Yvo de Boer, Tổng giám đốc GGGI, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn chính là chìa khóa cho phát triển bền vững.

"Chắc chắn, than đá rẻ hơn so với khí tự nhiên hoặc năng lượng tái tạo, nhưng nếu bạn chú trọng đến những chi tiêu trong chăm sóc sức khỏe cho các bệnh liên quan đến ô nhiễm và tử vong sớm, than đã thực sự gây tốn kém rất nhiều cho xã hội", ông De Boer giải thích. Do đó, các công ty năng lượng nên suy nghĩ lâu dài và xem xét đến cả những tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng than đá. Đồng thời, việc chuyển đổi thành công sang mô hình tăng trưởng kinh tế xanh còn có khả năng tạo ra các cơ hội việc làm mới và tăng đầu tư cho khu vực.Theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), số công ăn việc làm trong ngành năng lượng tái tạo đạt khoảng 7,7 triệu việc chỉ trong 4 năm trở lại, là một con số rất khả quan.

Là một xu hướng được đánh giá cao trong chiến lược tăng trưởng xanh, ASEAN nhắm mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm 23% trong nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp vào năm 2025. “Điều này có nghĩa là một số nước ASEAN sẽ cần tăng ít nhất gấp đôi tỷ trọng năng lượng tái tạo mỗi năm để đáp ứng mục tiêu này, trong khi một số nước khác cần phải tăng năng lượng tái tạo lên 3 đến 4 lần vào 2015”, ông Han Phoumin, Chuyên gia kinh tế năng lượng thuộc Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định.

Đáng chú ý, Asean Post cho rằng, trong năm 2018, một số nước ASEAN bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Brunei và Philippines, đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu này. Các nước CLMV (Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam) cũng hoạt động tốt trong việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo hàng năm.

Nhìn chung, sự chuyển đổi sang tăng trưởng xanh từ các vấn nạn gây hại cho môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là tổn hại. Là một phần của tự nhiên, con người có nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ môi trường, từ đó duy trì hệ thực vật và động vật cần thiết cho sự sống còn của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn. Không chỉ riêng ở Đông Nam Á, các phương pháp tiếp cận bền vững để tăng trưởng kinh tế theo đó phải được các chính phủ trên toàn thế giới chấp nhận càng sớm càng tốt.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ OECD, Asean Post & Open Development Mekong)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top