ClockThứ Năm, 08/03/2018 17:56

Việt Nam và kế hoạch phát triển ngành năng lượng

TTH - Phát triển năng lượng bền vững đang là một thách thức lớn để đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số những nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thực hiện tốt công tác này.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoàiĐại sứ Ted Osius: Việt Nam - địa điểm thông minh để kinh doanhViệt Nam mời Tổng thống Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC

Theo nội dung của chiến lược phát triển năng lượng quốc gia về dự báo nhu cầu sử dụng năng lượng cho thấy, đến năm 2035, tổng nhu cầu sử dụng năng lượng sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015, trong đó ngành giao thông vận tải là lĩnh vực chứng kiến mức độ tiêu thụ tăng nhanh nhất, vào khoảng 5,7%, tương đương với việc chiếm đến 27,5% tổng nhu cầu năng lượng của cả nước. Bên cạnh đó, mức độ tiêu thụ của ngành công nghiệp – lĩnh vực chiếm 45,5% tổng nhu cầu năng lượng cũng tăng 5% trong giai đoạn từ 2016 đến 2030.

 Hình ảnh người nông dân đang trên cánh đồng lúa ở Huế. Ảnh AFP/Hoàng Đình Nam

Để cung cấp đủ lượng điện cần thiết, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ước tính công suất điện sẽ phải tăng lần lượt lên thành 61GW, 97GW và 127.7GW vào các năm 2020, 2025, 2030. Phía Việt Nam cũng cần có một nguồn hỗ trợ tài chính vững chắc, có thể cung cấp khoảng 148 tỷ USD để thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp năng lượng từ nay đến năm 2030.

Đối với Việt Nam, than hiện là nguồn nhiên liệu quan trọng, đóng một vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất năng lượng. Khi nhu cầu điện tăng, số lượng than cần thiết để sử dụng cho các nhà máy điện than cũng tự động tăng. Tuy nhiên về lâu dài, Bộ Công thương khẳng định tỷ lệ than trong sản xuất điện sẽ giảm từ 47,9% trong giai đoạn 2014-2015 xuống còn 34,7% trong giai đoạn 2016-2020.

Việt Nam đang hướng đến phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn bao gồm: nhiên liệu hóa thạch “sạch” và năng lượng tái tạo. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu, quốc gia này đang khẩn trương triển khai xây dựng nhà máy điện than sử dụng công nghệ siêu tới hạn ở Thanh Hóa. Tích hợp công nghệ hiện đại mới, nhà máy điện than mới được kỳ vọng sẽ hoạt động hiệu quả hơn các mô hình nhà máy điện thông thường khác.

Nỗ lực chuyển đổi sang sử dụng các hình thức năng lượng khác của Việt Nam đã và đang thể hiện rõ ràng qua những nỗ lực hợp tác chung với Liên minh châu Âu (EU) để thành lập quỹ năng lượng EU – Việt Nam với tổng trị giá 133 triệu USD. Mục tiêu của dự án là cải thiện khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng bền vững ở khu vực nông thôn và đảm bảo khả năng sử dụng điện cho hơn 1,2 triệu hộ gia đình. Dự án này là một phần của khoản viện trợ lớn hơn trị giá 426 triệu USD của EU để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành năng lượng Việt nam trong giai đoạn 2014 – 2020.

“Việt Nam - một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất biến đổi khí hậu, đang phải đối mặt với những thách thức về năng lượng để duy trì con đường phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù các hỗ trợ của EU sẽ không thể giải quyết hoàn toàn những khó khăn mà nước này gặp phải, song EU vẫn có thể kết hợp với các đối tác phát triển khác để tác động và thúc đẩy quá trình phát triển ngành năng lượng bền vững của Việt Nam”, Stefano Manservisi - Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Quốc tế và Phát triển của Ủy ban Châu Âu cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top