ClockThứ Năm, 08/02/2018 07:28

Tự động hóa sản xuất ở Đông Âu: lợi ích và thách thức

TTH.VN - Hãng tin Reuters ngày 7/2 đưa tin, các công ty ở Đông Âu đang đẩy mạnh đầu tư vào tự động hóa nhà máy, nhằm đối phó với nhiều thách thức, nhất là tình trạng thiếu hụt lao động kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008...

Singapore: Sử dụng robot thiên nga giám sát chất lượng nướcĐức phát hiện bưu kiện khả nghi tại chợ Giáng sinhTrí thông minh nhân tạo sẽ tác động đến lĩnh vực y tếTương lai 'robot vùng lên': Thách thức không chỉ cho người lao độngCEO của Deutsche Bank: Thay thế nhân lực bằng rô-bốt để giảm chi phí

Tự động hóa hiện vẫn đang được ghi nhận là những lối đi tốt cho các công ty tránh khỏi khả năng mất thị phần. Ảnh: Reuters

Hiệp hội Robotics Thế giới (IFR) ước tính đã có khoảng 9.900 robot được lắp đặt tại nhiều nhà máy thuộc khu vực Trung và Đông Âu vào năm ngoái, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2016. Về mật độ sử dụng Robot ở Đông Âu - thước đo thể hiện mức độ sử robot công nghiệp đa dụng trên 10.000 công nhân trong ngành chế tạo cho thấy Slovakia đang chiếm tỷ lệ cao nhất vào khoảng 135 robot, theo sau đó là Cộng hòa Séc: 101, Hungary: 53 và Balan: 32.

Bên cạnh những ý kiến của nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học về việc lo ngại trí tuệ nhân tạo sẽ dần thay thế vị trí của con người, tự động hóa hiện vẫn đang được ghi nhận là những lối đi tốt cho các công ty tránh khỏi khả năng mất thị phần, cũng như kích thích đầu tư nước ngoài, hỗ trợ cắt giảm tối đa chi phí nhân công. Lợi ích này được thể hiện rõ nhất trong bối cảnh xu hướng dân số đang ngày càng già đi và mức lương hiện tại không đủ để giữ chân các lao động trẻ tuổi. Trong trường hợp tỷ lệ sinh thấp tiếp tục kéo dài, nhiều khả năng số lượng lao động Hungragy sẽ giảm xuống còn 56 triệu người vào năm 2050.

Bất chấp những thay đổi như hiện nay, ông Albert Vincze - giám đốc điều hành của công ty cung cấp nhựa Engel (Hungary) nhấn mạnh rằng tự động hóa vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ chuyên viên lành nghề để thực hiện quá trình bảo trì, nâng cấp máy móc.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters & Press from)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Cô học trò nhỏ đam mê robot

Trần Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Vĩnh Ninh cùng các đồng đội đã vượt qua các đối thủ khi tranh tài tại cuộc thi robot quốc tế - Global Robotics Games dành cho học sinh tiểu học tại Singapore.

Cô học trò nhỏ đam mê robot

TIN MỚI

Return to top