ClockThứ Sáu, 29/06/2018 22:06

Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được đưa vào vũ trụ

TTH - Robot CIMON, do Airbus hợp tác với IBM chế tạo, là robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên nằm trong một loạt hàng hoá được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngày 29/6, trên tên lửa SpaceX Falcon 9, Reuters đưa tin.

Alibaba ra mắt robot giao hàng tự độngSử dụng máy bay không người lái chống lại Zika và các bệnh khácPhần Lan thử nghiệm mô hình giáo viên robot trong trường tiểu học

Robot CIMON được đưa lên trạm ISS ngày 29/6. Ảnh: Robotics

CIMON trở thành người bạn đồng hành trí tuệ nhân tạo đầu tiên trong không gian, nhằm hỗ trợ các phi hành gia trong các nhiệm vụ hàng ngày bằng cách xử lý và hiển thị dữ liệu chẩn đoán, giúp tiết kiệm thời gian cho các phi hành gia.

CIMON có cơ thể dạng cầu, nặng khoảng 5kg, sở hữu một màn hình có thể hiển thị dữ liệu và có thể nổi trong môi trường phi trọng lực của trạm ISS.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Return to top