ClockChủ Nhật, 04/02/2018 06:49

Philippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia

TTH.VN - Trước tình hình như hiện nay, ông Enrique Domingo bày tỏ mối lo ngại rằng “mọi người đang có tâm lý hoảng sợ đối với tất cả các loại vaccine phòng chống bệnh tật”.

Singapore công bố bộ dụng cụ xét nghiệm sốt xuất huyết trong 10 phútSau siêu bão, Fiji lo sợ bùng phát dịch sốt xuất huyết và ZikaẤn Độ: 20.000 người nhiễm sốt xuất huyết trong vòng 5 nămTrung Quốc: Hơn 1.000 người bị mắc sốt xuất huyết trong 1 ngàyPhilippines – quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận vaccine sốt xuất huyết

Muỗi là tác nhân chính làm lây lan bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: BBC

Hãng tin BBC ngày 3/2 dẫn lời Thứ trưởng Y tế Philippines Enrique Domingo cho biết, nhiều bậc phụ huynh từ chối cho con tiêm phòng tất cả các chủng bệnh có thể phòng ngừa được bao gồm: thủy đậu, bại liệt và uốn ván sau những lo ngại từ vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia bị tình nghi khiến 14 trẻ em thiệt mạng hồi đầu năm vừa qua.

Được biết, mỗi năm bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng đến 400 triệu người trên thế giới, trong đó Dengvaxia là loại vaccine đầu tiêu được ghi nhận là có khả năng phòng chống căn bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là tác nhân chính làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng dân cư. Tại châu Á và châu Mỹ La tính, ước tính có nhiều trẻ em đã thiệt mạng do mắc phải các biến chứng nghiêm trọng do sốt xuất huyết gây nên.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia và nhận định từ phía nhà sản xuất Sanofi, Dengvaxia có tác động rất tốt đối với những cá nhân đã từng nhiễm virus trước đó, song đối với những người chưa từng mắc bệnh sốt xuất huyết, loại vaccine này có thể sẽ làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trước tình hình như hiện nay, ông Enrique Domingo bày tỏ mối lo ngại rằng “mọi người đang có tâm lý hoảng sợ đối với tất cả các loại vaccine phòng chống bệnh tật”. Cụ thể, tỷ lệ tiêm phòng một số chủng bệnh có thể phòng chống được đã giảm xuống còn 60%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu vào khoảng 85% đã được đề ra trước đó.

Mặc dù các nhà bệnh lý học thuộc Bệnh viện đa khoa Philippines đã thực hiện một cuộc thăm dò lâm sàng và khẳng định vaccine Dengvaxia không phải là tác nhân khiến 14 trẻ em tử vong, song điều này vẫn không làm thay đổi cái nhìn tiêu cực của đa số các bậc phụ huynh đối với tất cả các chủng vaccine hiện có trên thị trường .Trong một khuyến cáo mới nhất, tổ chức WHO nhấn mạnh “Trước khi một cuộc tổng kiểm tra được tiến hành, Dengvaxia chỉ nên được sử dụng với các cá nhân đã từng nhiễm virus trước đó”

Đan Lê (Lược dịch từ BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

TIN MỚI

Return to top