ClockChủ Nhật, 22/04/2018 15:25

Ngân hàng Thế giới tuyên bố tăng vốn lịch sử trị giá 13 tỷ USD

TTH.VN - Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa tuyên bố tăng vốn trị giá 13 tỷ USD, nhằm nâng cao năng lực chống đói nghèo toàn cầu, theo tờ Nikkei ngày 22/4.

Indonesia dốc sức chuẩn bị cho Hội nghị thường niên của IMF-WBIndonesia sẵn sàng cho Hội nghị thường niên IMF-WB 2018WB: Nhu cầu vay vốn tín dụng gần chạm mức khủng hoảngWB tăng triển vọng tăng trưởng GDP khu vực Đông Á năm 2018WB kêu gọi quy hoạch đô thị khu vực Đông Á và Thái Bình DươngWB: Kinh tế toàn cầu cải thiện nhưng vẫn còn rủi ro

Các Thống đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong một bức ảnh chung tại các cuộc họp mùa Xuân của IMF và WB ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Động thái này nhận được sự nhất trí của Ủy ban Phát triển WB-IMF nhóm họp tại Washington (Mỹ) trong các cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo đó, 7,5 tỷ USD vốn sẽ được chuyển cho Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), tổ chức cho vay chính trực thuộc WB và 5,5 tỷ USD cho Công ty Tài chính quốc tế (IFC), tổ chức cho vay hỗ trợ khu vực tư nhân. IBRD chứng kiến lần tăng vốn gần đây nhất vào năm 2010.

Được biết, Nhật Bản dự kiến đóng góp 1,1 tỷ USD trong tổng số vốn. Ngoài ra, Mỹ, nhà đóng góp lớn nhất của Ngân hàng Thế giới cũng đồng ý với động thái nói trên, nhằm đổi lấy những cải cách quy định cho vay.

Bên cạnh đó, Ủy ban Phát triển WB-IMF cũng nhất trí điều chỉnh cổ phần trong IBRD để trao tiếng nói lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi.

Ngày 21/4, Ủy ban hướng dẫn chính sách của IMF kết thúc cuộc họp 2 ngày, khẳng định trong một tuyên bố chung rằng, tăng trưởng kinh tế được cải thiện kể từ khi họ nhóm họp hồi tháng 10 năm ngoái, nhưng "nguy cơ tài chính gia tăng, cùng những căng thẳng leo thang về thương mại và địa chính trị, kết hợp với nợ toàn cầu ở mức cao lịch sử" đặt ra một mối đe dọa cho triển vọng.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde lưu ý thêm, các thành viên cũng lên tiếng lo ngại về sự mở rộng của chủ nghĩa bảo hộ.

Tuy nhiên, bà Lagarde nhận định: "Chúng tôi hy vọng một cách chắc chắn rằng, với vai trò của thương mại hiện đang hỗ trợ tăng trưởng, điều này sẽ không phải là một trở ngại cho thương mại tự do, đóng góp vào tăng trưởng tốt hơn như chúng ta đang chứng kiến bây giờ".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

TIN MỚI

Return to top