ClockThứ Hai, 11/06/2018 20:47

Hy vọng hoà bình từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

TTH - Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 12/6, nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thảo luận về “cơ chế hòa bình lâu dài và bền vững” trên bán đảo Triều Tiên, phi hạt nhân hoá và các vấn đề quan ngại chung khác giữa 2 nước.

Mỹ- Triều tất bật trong tuần cuối cùng trước Hội nghị Thượng đỉnhMỹ-Triều Tiên thảo luận tại Panmunjom về hội nghị thượng đỉnhNhững chủ đề quan trọng của thượng đỉnh Mỹ - TriềuMỹ: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tạo đà cho hội nghị Triều-Mỹ

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên có cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên ngày 12/6/2018 tại Singapore. Ảnh: CNN

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Singapore ngày 12/6 là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của lãnh đạo hai nước, được xem là sự kiện nổi bật thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Giới phân tích kỳ vọng cuộc họp sẽ đạt thành công, khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un có khả năng sẽ đưa ra cam kết về việc phi hạt nhân hoá hoàn toàn.

“Nhu cầu cấp bách nhất của lãnh đạo Triều Tiên là giảm bớt mối đe dọa về một cuộc tấn công quân sự của Mỹ và ít nhất có thể được dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này”, nhà nghiên cứu cấp cao Denney Roy nhận định trong bài phỏng vấn của The Nation. Đồng thời ông cũng cho rằng, hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ cũng là cơ hội quan trọng để nhà lãnh đạo Triều Tiên đảm bảo an toàn cho quốc gia và được tôn trọng thông qua bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Là một chuyên gia về các vấn đề của Hàn Quốc, ông Roy cho biết, hội nghị thượng đỉnh có thể được gọi là thành công nếu đưa ra được bất kỳ cam kết nào về vấn đề phi hạt nhân hoá, mặc dù có khả năng quá trình thương lượng tiếp theo sẽ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chìa khóa cho sự thành công của hội nghị cũng phụ thuộc vào phong cách ngoại giao và kỹ năng đàm phán của hai nhà lãnh đạo. 

Các nhà phân tích cũng kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể dẫn tới nỗ lực thúc đẩy một hiệp ước hòa bình và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Tác động đến khu vực

Sở dĩ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thu hút sự quan tâm của cả thế giới vì sự thành công hay thất bại của nó không chỉ tác động đến bản thân 2 nước Mỹ - Triều Tiên mà còn có ý nghĩa đối với các nước khác trong khu vực.

Theo bài viết trên ANN ngày 11/6, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những bên liên quan trong vẫn đề hòa bình và an ninh ở bán đảo Triều Tiên. Tất cả các nước này đều có những mối quan tâm khác nhau trong hội nghị lần này, vì rất có khả năng, “một kết quả tốt cho Mỹ có thể không tốt cho Nhật Bản, kết quả tốt cho Trung Quốc lại có thể không tốt cho Mỹ…”, ông Roy cho biết.

Trong khi đó, ông Viboonpong Poonprasit, chuyên gia khoa học chính trị của Đại học Thammasat nhận định rằng, khu vực Đông Nam Á, nơi hội nghị diễn ra, cũng sẽ được hưởng lợi từ cuộc họp lịch sử này. “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều không tuân theo các giao thức bình thường. Với nhiều kỳ vọng cuộc họp sẽ có kết quả tích cực, hoặc ít nhất cũng ở mức trung lập, điều này giúp đảm bảo sự ổn định hơn trong các khu vực có liên quan”, ông nói, với lập luận rằng, “trong bối cảnh Tổng thống Trump tìm kiếm sự phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên, và nhà lãnh đạo Kim Jong-Un muốn Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên cũng như giảm các biện pháp trừng phạt cho quốc gia này thì những nỗ lực của họ ít nhất cũng phải duy trì trong một bầu không khí yên bình”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ANN, Reuters & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hy vọng từ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”, Huế sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung mọi nguồn lực tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia và tạo ra nhiều giá trị để phát triển du lịch cho các năm tiếp theo.

Nhiều hy vọng từ Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025
Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá

Cùng niềm phấn khích khi Huế sang trang mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và người lao động thêm hy vọng sẽ có những đột phá về chính sách an sinh, tiền lương để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.

Hy vọng có thêm nhiều chính sách an sinh đột phá
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới

Sự ấm lên toàn cầu, các loài thực vật và động vật biến mất, đất đai màu mỡ chuyển thành sa mạc, nhựa trong các đại dương, trên đất liền và trong không khí. Đây là những thách thức cấp bách về môi trường sẽ được chú ý trong vài tháng tới, khi Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức 4 phiên họp quan trọng nhằm giải quyết các mối đe dọa chính đối với hành tinh.

Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

TIN MỚI

Return to top