ClockThứ Hai, 05/08/2019 15:21

Hàn Quốc hỗ trợ 100 mặt hàng chiến lược để ổn định nguồn cung

TTH.VN - Hàn Quốc cho biết nước này sẽ đầu tư 7,8 nghìn tỷ won (6,47 tỷ USD) vào 100 mặt hàng chiến lược quan trọng để tạo nguồn cung ổn định trước năm 2024 nhằm đối phó với sự trả đũa kinh tế của Nhật Bản.

Nhật Bản, Mỹ có kế hoạch ký thỏa thuận thương mại song phươngKhách du lịch Hàn Quốc đến Nhật sụt giảmNgành sản xuất chíp thế giới bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Nhật

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki (thứ 3 từ phải sang) tại một buổi họp với các quan chức tại Seoul. Nguồn: Yonhap News

“Chúng ta sẽ nâng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp vật liệu, phụ tùng và thiết bị”, ông Hong Nam-ki, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính cho biết trong một cuộc họp với các quan chức ở Seoul.

Tuần trước, Nhật Bản đã quyết định đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được hưởng ưu đãi thương mại để đáp trả phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc năm ngoái, trong đó yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho nạn nhân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động.

Vào tháng 7, Nhật Bản cũng áp đặt các quy định chặt chẽ hơn về xuất khẩu sang Hàn Quốc đối với ba loại vật liệu rất quan trọng để sản xuất chất bán dẫn và màn hình dẻo, gồm chất cản màu, khí ăn mòn và nhựa nhiệt dẻo.

Căng thẳng thương mại với Nhật Bản đã hối thúc Hàn Quốc đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu công nghiệp quan trọng và tăng cường nội địa hóa để giảm sự phụ thuộc mạnh vào Nhật Bản. Các công ty Hàn Quốc cũng đã phải vật lộn để tìm nhà cung cấp thay thế các mặt hàng quan trọng này.

Trong số 100 mặt hàng chiến lược quan trọng, Bộ Công nghiệp Han Quốc cho biết họ có kế hoạch bảo đảm nguồn cung 20 mặt hàng trong vòng một năm tới bằng cách liên hệ với các nhà cung cấp ở các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Chính phủ sẽ hạ thấp các rào cản thương mại để nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng đó.

Ngoài các nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Hàn Quốc sẽ chi khoảng 7,8 nghìn tỷ won cho hoạt động R&D để giúp các ngành công nghiệp địa phương tăng cường khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính quyền nước này cũng tạo mọi điều kiện để giúp các ngành công nghiệp trong nước phát triển như điều chỉnh luật lao động, khuyến khích các công ty địa phương mua lại các công ty nước ngoài để chiếm lĩnh công nghệ cao.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Yonhap News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

Theo số liệu chính thức vừa được Bộ Nội vụ Hàn Quốc công bố ngày 24/12, Hàn Quốc đã chính thức trở thành “xã hội siêu già” khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động.

Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội siêu già”

TIN MỚI

Return to top