ClockChủ Nhật, 15/01/2017 21:19

Diễn đàn kinh tế thế giới 2017 lo ngại về “chính quyền Donald Trump”

TTH - Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos năm nay (17/1-20/1) diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu hiện đã được cải thiện hơn so với năm ngoái; thị trường chứng khoán bùng nổ, giá dầu trên đà phục hồi trở lại và nguy cơ suy thoái kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc cũng đã giảm bớt.

WEF 2017 diễn ra tại Dovos, Thuỵ Sĩ từ ngày 17/1-20/1/2017. Ảnh: SBS

Tuy nhiên, theo Straitstimes, đằng sau sự lạc quan về triển vọng kinh tế vẫn ẩn chứa nhiều lo ngại về những căng thẳng chính trị và sự không chắc chắn về những bước đi tiếp theo của Tổng thống Mỹ Donald Trump - người sẽ nhậm chức vào ngày kết thúc WEF (20/1).

Theo Reuters, chiến thắng của ông Trump - người theo chủ nghĩa dân túy vốn đang lan rộng trên khắp thế giới, gần nửa năm sau khi nước Anh chọn rời khỏi EU (Brexit), là một cái tát vào các nguyên tắc mà giới lãnh đạo ở Davos theo đuổi từ lâu, từ toàn cầu hóa, thương mại tự do cho đến chủ nghĩa đa phương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu

Trong báo cáo mới được công bố ngày hôm nay (12/6), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho biết, tình trạng bất bình đẳng giới trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong năm qua, nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước đây.

Có thể mất 134 năm để thu hẹp khoảng cách giới toàn cầu
WEF: Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

Một phân tích mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cảnh báo, thiên tai gia tăng do khủng hoảng khí hậu có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lên đến 12,5 tỷ USD và khiến 14,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, vẫn còn thời gian để các bên liên quan trên toàn cầu thực hiện hành động mang tính quyết định và chiến lược nhằm chống lại những dự báo này, cùng với đó là giảm thiểu tác động sức khỏe gây nên bởi biến đổi khí hậu.

WEF Hợp tác toàn cầu sẽ hạn chế khủng hoảng khí hậu, cứu sống 14,5 triệu người vào năm 2050

TIN MỚI

Return to top