Thế giới

Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD

ClockThứ Năm, 11/03/2021 08:19
Với kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện ngày 10/3, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD.

Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USDMỹ: Gói cứu trợ kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD chính thức có hiệu lực

Đây được coi là thắng lợi lớn đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Hạ viện Mỹ ngày 10/03 đã bỏ phiếu đối với gói cứu trợ khổng lồ do Tổng thống Biden đề xuất với 220 phiếu ủng hộ và 211 phiếu chống. Tương tự như cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện trước đó, không có Hạ nghị sỹ Cộng hòa nào ủng hộ dự luật này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và "kế hoạch giải cứu nước Mỹ". Ảnh: Reuters

Dự luật với tên gọi “kế hoạch giải cứu nước Mỹ” sẽ hỗ trợ trực tiếp mỗi người dân Mỹ với 1.400 USD, gia hạn trợ cấp thất nghiệp cho hàng triệu người, và thay đổi một số quy định về thuế nhằm hỗ trợ các gia đình có trẻ em. Dự luật cũng dành ra hàng chục tỷ USD cho xét nghiệm Covid-19, truy vết và phát triển vaccine hướng tới mục tiêu của Tổng thống Biden là sản xuất đủ vaccine Covid-19 cho mọi người dân Mỹ vào cuối tháng 5. Ngoài ra, ngân sách trong dự luật cũng được sử dụng để giúp mở cửa lại trường học, giúp các nhà hàng và doanh nghiệp duy trì hoạt động và hỗ trợ chính quyền các tiểu bang và địa phương gặp khó khăn về nguồn thu ngân sách.  

Trước cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosy nhấn mạnh rằng “kế hoạch giải cứu nước Mỹ” tập trung về sức khỏe và giáo dục của trẻ em cũng như an ninh kinh tế của gia đình các trẻ nhỏ. Trong khi đó, lãnh đạo đa số tại Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Kevin McCarthy cho rằng đây không phải một dự luật giải cứu hay cứu trợ mà là một danh sách các ưu tiên cánh tả và không đáp ứng các nhu cầu của người dân Mỹ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ký dự luật này thứ Sáu tới. Ông Biden ngày 11/03 dự kiến sẽ có bài phát biểu trên truyền hình vào giờ vàng ở Mỹ về công tác ứng phó với Covid-19 nhân một năm nước Mỹ áp dụng phong tỏa do dịch bệnh này.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top