Thế giới

Phải tăng cường hành động giảm thiệt hại liên quan đến khí hậu cho ngành nông nghiệp

ClockThứ Hai, 11/12/2023 06:39
TTH - Có thể nói rằng, đa dạng các kiểu khí hậu và thời tiết là điều mà người nông dân thường xuyên cảm nhận được. Nhưng những thay đổi về thời tiết và mức độ cực đoan của các sự kiện trong những năm gần đây đã gây sốc cho cộng đồng nông thôn.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản phẩm sạch, công nghệ caoĐầu tư công trong nông nghiệp: Tăng khả năng thích ứngChâu Á ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những công trình xanhPhát triển nông nghiệp theo hướng thích nghiXây dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại

Đảm bảo giảm thiệt hại do khí hậu gây ra với lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Khí hậu thay đổi đã trở thành một cuộc khủng hoảng lương thực và nông nghiệp. Với sự phụ thuộc hoàn toàn vào các kiểu thời tiết và tài nguyên thiên nhiên để có được sản lượng và sản phẩm tốt cho sức khỏe, ngành nông sản thực phẩm đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Nhìn chung, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lương thực của chúng ta, làm thay đổi tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của thực phẩm, cũng như làm giảm chất lượng nước, đất và đa dạng sinh học, làm tăng tần suất, cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, đồng thời làm thay đổi mô hình của sâu bệnh. Những tác động này làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, cùng với đó là giảm năng suất cây trồng, năng suất chăn nuôi và tiềm năng của nghề cá, nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê, trong 30 năm qua, ước tính sản lượng cây trồng và vật nuôi trị giá 3,8 nghìn tỷ USD đã bị mất đi do biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai khác, tương đương với mức thiệt hại trung bình là 12 tỷ USD/năm, hay 5% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn cầu hàng năm.

Những sự kiện thiên tai này cũng ngày càng gia tăng, từ khoảng 100 vụ/năm vào những năm 1970 lên mức trung bình hiện nay là 400 vụ/năm. Lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là một trong những hoạt động kinh tế chính ở các nước đang phát triển, nên tác động được nhìn thấy là rất sâu sắc.

Dù nông dân có kiên cường thích nghi với những thay đổi về môi trường trong nhiều thế kỷ qua, nhưng những gì họ đang trải qua ngày nay vượt xa khả năng thích ứng của họ. Trong bối cảnh này, hỗ trợ giải quyết tổn thất và thiệt hại kinh tế, phi kinh tế do các hiện tượng thiên tai gây ra đang trở thành cứu cánh cho các cộng đồng và quốc gia nông nghiệp.

Cụ thể, việc thiết lập và vận hành nguồn tài trợ cho những mất mát và thiệt hại, quan trọng nhất là phân bổ tài chính để khắc phục thảm họa của biến đổi khí hậu sẽ là một phép thử cho sự thành công tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28).

Trong đó, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) cam kết hỗ trợ các nước trong việc đánh giá mức độ tổn thất, thiệt hại do tác động của khủng hoảng khí hậu gây ra với lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm; huy động các nguồn tài chính đầy đủ và có thể dự đoán được để hỗ trợ thực hiện hành động khắc phục thiệt hại trong ngành, cũng như phát triển công nghệ và biện pháp thực hành mới để giảm thiểu tối đa tác động, bao gồm thúc đẩy phát triển cây trồng chịu hạn, hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, hệ thống cảnh báo sớm, bảo hiểm mùa màng và các chương trình bảo trợ xã hội.

Các chuyên gia nhận định, khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng lương thực không thể tách rời. Do đó, đầu tư vào các giải pháp hệ thống thực phẩm nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ mang lại những phần thưởng to lớn cho con người và hành tinh. Trong bối cảnh này, nông dân quy mô nhỏ và các nước đang phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp phải đi đầu trong nỗ lực chung nhằm giải quyết tổn thất và thiệt hại sau đó.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,4%

Chiều 30/12, ngành nông nghiệp tỉnh tiến hành tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến dự.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,4
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top