Thế giới

Novavax nộp hồ sơ đề nghị WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine COVID-19

ClockThứ Sáu, 24/09/2021 07:46
TTH.VN - Công ty phát triển vaccine Novavax Inc của Mỹ và đối tác là Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) vừa nộp hồ sơ lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để đề nghị đưa vaccine ngừa COVID-19 của Novavax vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Đại dịch sẽ kết thúc trong 1 năm tớiIndonesia đàm phán với WHO để trở thành trung tâm vaccine toàn cầu

Vaccine ngừa COVID-19 của Công ty phát triển vaccine Novavax. Ảnh minh họa: AP/TTXVN

Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của WHO là một tín hiệu cho các cơ quan quản lý quốc gia về tính an toàn và hiệu quả của một loại vaccine. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vaccine sang một số quốc gia tham gia cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.

Đáng chú ý, Novavax và Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất trên thế giới, đã cam kết cùng đóng góp hơn 1,1 tỷ liều vaccine cho cơ chế COVAX, nhằm mục đích mang lại sự tiếp cận công bằng đối với vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Được biết, vaccine Novavax là một loại vaccine dựa trên protein, và đã cho thấy hiệu quả tổng thể đạt 90,4% trong các thử nghiệm ở Mỹ và Mexico.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top