Thế giới

Indonesia đàm phán với WHO để trở thành trung tâm vaccine toàn cầu

ClockThứ Năm, 16/09/2021 15:23
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (16/9) cho hay, Indonesia đang đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cũng như 6 công ty dược phẩm để trở thành một trung tâm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu.

IFPMA: Sẽ có đủ vắc xin COVID-19 cho dân số toàn cầu vào cuối năm 2021Nỗ lực phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn cầu ra sao?

Người dân ở thành phố Tangerang, Indonesia được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết, quốc gia này sẽ khởi động sáng kiến ​​nói trên, bằng cách ưu tiên mua vaccine ngừa COVID-19 từ các công ty chia sẻ công nghệ và thiết lập cơ sở ở Indonesia.

"Chúng tôi đang làm việc với WHO để trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA toàn cầu", ông Budi Gunadi Sadikin nhấn mạnh.

Các "trung tâm chuyển giao công nghệ" mới là một phần trong chiến lược của WHO nhằm phân bổ rộng rãi hơn việc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu, và xây dựng năng lực ở các quốc gia đang phát triển để sản xuất những loại vaccine thế hệ mới, như vaccine mRNA dựa trên nucleic acid của Moderna và Pfizer.

Ông Budi Gunadi Sadikin nói thêm, Indonesia mong muốn xây dựng chuyên môn về vaccine mRNA, cũng như loại vaccine được phát triển dựa trên công nghệ viral vector, như vaccine do AstraZeneca sản xuất.

Trong một động thái liên quan, người phát ngôn của WHO cho hay, Indonesia là 1 trong số 25 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng một trung tâm vaccine; song, quan chức này từ chối cho biết liệu Indonesia có phải là ứng cử viên hàng đầu hay không.

Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Indonesia cho hay, các công ty dược phẩm Indonesia đang thảo luận với các nhà sản xuất và phát triển vaccine bao gồm: Anhui, Walvax, Sinovac, Genexine, Arcturus Therapeutics, và Novavax. “Chúng tôi mở ra những cơ hội như nhau cho AstraZeneca. Chúng tôi cũng mở ra những cơ hội cho đối tác hiện tại là Pfizer. Chúng tôi mở ra cơ hội cho bất kỳ ai", ông Budi Gunadi Sadikin nói thêm. 

Bên cạnh đó, Thư ký của Công ty Bio Farma, công ty dược phẩm Nhà nước lớn nhất Indonesia, ông Bambang Heriyanto xác nhận rằng, các cuộc đàm phán đang được tiến hành và bước đầu tiên là hợp tác về chuyển giao công nghệ. Theo đó, sẽ mất 2-3 năm để xây dựng một cơ sở sản xuất hoạt động hoàn chỉnh.

Cũng theo Bộ trưởng Y tế Indonesia, quốc gia này sẽ tận dụng cương vị Chủ tịch của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) bắt đầu từ tháng 12, để thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo sau đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. “Không ai có thể đảm bảo rằng, SARS-CoV-3 và 4 sẽ không đến", ông Budi Gunadi Sadikin nhấn mạnh.

Được biết, Indonesia đã phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng nhất ở khu vực châu Á. Quốc gia này đã ghi nhận hơn 4,1 triệu ca nhiễm và 139.000 ca tử vong do COVID-19. Đáng chú ý, trong những tuần gần đây, tỷ lệ ca nhiễm và ca tử vong ở Indonesia đã có sự sụt giảm mạnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có

Trong bối cảnh xung đột, biến đổi khí hậu, các dịch bệnh và tình trạng di dời đang tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có, với 305 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp vào năm 2025, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang kêu gọi 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các biện pháp can thiệp y tế cứu sống trên toàn thế giới.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD giải quyết khủng hoảng y tế toàn cầu chưa từng có
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Return to top