Thế giới

Nhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic

ClockThứ Năm, 08/04/2021 14:57
TTH.VN - Hãng tin Kyodo cho biết, chính phủ Nhật Bản đang nghĩ đến việc ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho các vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo – sự kiện được bắt đầu vào cuối tháng 7 này.

Trao cơ hội việc làm cho người tự kỷ thời Covid-19Phần Lan vẫn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giớiIMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”Nhật Bản thúc đẩy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mởNhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội Tokyo

Nhật Bản xem xét ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 cho vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic. Ảnh minh họa: Aflo/Shutterstock/Vietnam+

Động thái được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản có tốc độ triển khai chương trình tiêm chủng kém xa so với hầu hết các nền kinh tế lớn khác, trong đó nước này chỉ có 1 loại vaccine đã được phê duyệt và chỉ khoảng 1 triệu người đã được tiêm liều đầu tiên kể từ tháng 2, ngay cả khi quốc gia này đang phải vật lộn với số ca nhiễm mới ngày càng gia tăng.

Bắt đầu từ tuần tới, chương trình tiêm chủng cho người cao tuổi ở Nhật Bản sẽ được triển khai. Tuy nhiên, ngày 7/4 vừa qua, giới chức Nhật Bản đã bắt đầu xem xét khả năng ưu tiên tiêm chủng cho các vận động viên Olympic và Paralympic, với việc tiêm chủng sẽ bắt đầu vào cuối tháng 6.

Thông tin này gây nên nhiều ý kiến phản đối trên mạng xã hội, nhiều người bình luận rằng kế hoạch tiêm chủng ban đầu của chính phủ là ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế, người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính. Những công dân bình thường khác khó có thể được tiêm chủng trong mùa hè này.

Mặc dù đa số người Nhật Bản muốn kỳ Thế vận hội – vốn đã bị hoãn một lần, nay tiếp tục hoãn, thậm chí là hủy bỏ, song chính phủ Nhật Bản cho biết sự kiện thể thao này vẫn sẽ được diễn ra theo kế hoạch từ ngày 23/7.

Trên thế giới, cũng liên quan đến vấn đề tiêm chủng, do những sự cố giữa vaccine và tình trạng đông máu hiếm gặp đã xảy ra, Italy vừa đưa ra khuyến cáo rằng vaccine COVID-19 phát triển bởi Oxford/AstraZeneca chỉ được sử dụng cho những người trên 60 tuổi. Song những người dưới 60 tuổi đã được tiêm 1 mũi vẫn có thể tiêm mũi thứ hai của vaccine này. Cùng lúc đó, Anh cũng cho rằng những người dưới 30 tuổi nên được tiêm một loại vaccine thay thế khác.

Hơn 10 quốc gia đã cùng lúc đình chỉ sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca – loại vaccine đã được tiêm cho hàng chục triệu người ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện công cuộc tiêm chủng đã tiếp tục trở lại, trong đó một số quốc gia như Pháp, Hà Lan và Đức đề xuất độ tuổi tối thiểu được tiêm.

Trong chuỗi nỗ lực đối phó với đại dịch, New Zealand ngày 8/4 đã ra lệnh tạm thời đình chỉ nhập cảnh đối với tất cả các du khách từ Ấn Độ, bao gồm cả công dân nước này trong khoảng 2 tuần sau khi New Zealand ghi nhận 23 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 mới tại biên giới, trong đó có 17 trường hợp đến từ Ấn Độ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4%

Theo số liệu được công bố ngày 12/3, lạm phát bán buôn của Nhật Bản đã được ghi nhận ở mức 4% vào tháng 2/2025, nhấn mạnh áp lực từ chi phí nguyên liệu thô tăng, qua đó sẽ duy trì kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Lạm phát bán buôn của Nhật Bản tăng lên 4
Chủ động tiêm chủng đủ liều, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe

Tiêm phòng vắc-xin không chỉ ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân mà còn mang lại nhiều giá trị to lớn đối với xã hội. Để có cái nhìn đầy đủ về một số dịch bệnh cũng như vai trò của vắc-xin phòng bệnh, Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ThS.BSCKII Nguyễn Lê Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Huế.

Chủ động tiêm chủng đủ liều, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe
Return to top