Thế giới

IMF: Các nước thu nhập thấp đang đối mặt với “một thế hệ nhiều mất mát”

ClockThứ Bảy, 06/02/2021 15:26
TTH.VN - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông tin với giới báo chí rằng 50% các nước đang phát triển có nguy cơ tụt hậu hơn nữa. Điều này làm gia tăng lo ngại về sự ổn định và bất ổn xã hội.

CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịchChi tiêu đồng bộ vào cơ sở hạ tầng của G20 sẽ thúc đẩy sản lượng toàn cầuHội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc hôm nayIMF: Nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng có thể mất đàIMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tế

Thiếu hỗ trợ cần thiết, các nước thu nhập thấp đang đối mặt với một thế hệ nhiều mất mát. Ảnh minh họa: Tạp chí Công Thương

Để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra, bà Kristalina Georgieva cho biết, những quốc gia giàu có và các tổ chức quốc tế nên thúc đẩy hành động hỗ trợ nhiều hơn nữa. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cũng kêu gọi các quốc gia có nhiều nợ nên tìm cách tái cơ cấu nợ sớm và thúc đẩy các điều kiện để tăng trưởng.

“Năm ngoái, trọng tâm chính là sự phong tỏa quy mô lớn. Song năm nay, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ xảy ra sự phân kỳ và khác biệt lớn”, bà Kristalina cho hay.

Theo bà, những thất bại về mức sống ở các nước đang phát triển sẽ khiến mục tiêu về việc đạt được sự ổn định và an ninh cho phần còn lại của thế giới trở nên khó khăn hơn nhiều.

Bà Kristalina nhấn mạnh: “Rủi ro là gì? Là bất ổn xã hội. Bạn có thể gọi đó là một thế kỷ mất mát. Đó có thể là một thế hệ chịu nhiều tổn thất”.

Được biết, các nền kinh tế tiên tiến đã chi trung bình khoảng 24% GDP cho các biện pháp hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch. Con số này cao hơn gấp nhiều lần so với mức 6% ở các thị trường mới nổi và 2% ở các nước thu nhập thấp.

Hiện, những nỗ lực tiêm chủng là không đồng đều với các nước đang phát triển khi phải đối mặt với những “khó khăn to lớn”, cùng lúc, các quỹ phát triển chính thức cũng đang đi xuống.

Chính vì vậy, chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảo ngược sự phân kỳ nguy hiểm này. Thêm vào đó, các nước đang phát triển cũng có thể bỏ lỡ một sự thay đổi lớn đang diễn ra để hướng đến các nền kinh tế kỹ thuật số nhanh hơn và xanh hơn.

Trong một thông tin có liên quan, vị tổng giám đốc cho biết, việc tăng tốc độ tiêm chủng có thể giúp tạo ra thêm 9 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025, với 60% lợi ích thuộc về các nước đang phát triển.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top