Thế giới

New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới

ClockThứ Tư, 19/04/2023 14:20
TTH.VN - Thành phố New York (Mỹ) một lần nữa dẫn đầu danh sách các thành phố giàu có nhất thế giới, với khoảng 340.000 triệu phú được ghi nhận trong năm 2022, theo kết quả khảo sát vừa được Công ty tư vấn di cư đầu tư Henley & Partners công bố.

Time Out công bố danh sách thành phố “tốt nhất thế giới” về giao thông công cộngLondon là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

leftcenterrightdel
 Các phương tiện đang lưu thông trên một con đường ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đáng chú ý, kết quả này đã giúp Mỹ vượt qua tất cả các quốc gia khác trong cuộc khảo sát, với sự góp mặt của 10 thành phố của Mỹ trong số 50 thành phố giàu có nhất thế giới. Tiếp đó là Trung Quốc với 5 thành phố lọt vào top 50, và Australia với 4 thành phố.

Xếp ngay sau thành phố New York trong bảng xếp hạng là Tokyo (Nhật Bản), Khu vực vịnh San Francisco (Mỹ), London (Vương quốc Anh) và Singapore (Singapore).

Được biết, cuộc khảo sát thường niên của Henley & Partners đã được tiến hành trên 97 thành phố ở 9 khu vực trên khắp thế giới. Theo đó, thành phố New York giữ vị trí đầu bảng khi số lượng các cá nhân có giá trị ròng cao đã tăng 40% trong giai đoạn 2012 - 2022.

Trong một hạng mục khác, Khu vực vịnh San Francisco ở tiểu bang California (Mỹ) đã dẫn đầu về tổng số tỷ phú, với 63 tỷ phú ở khu vực xung quanh Thung lũng Silicon và San Francisco. Tiếp theo là New York (Mỹ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Los Angeles (Mỹ) và Thượng Hải (Trung Quốc).

Đối với mức tăng trưởng về các cá nhân có giá trị ròng cao trong 10 năm, thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) đứng ở vị trí dẫn đầu, sau khi chứng kiến mức tăng 105%. Trong khi đó, thành phố Austin (tiểu bang Texas, Mỹ) được xếp ở vị trí thứ 2, với mức tăng 102%.

Ngoài ra, các thành phố Miami và West Palm Beach (tiểu bang Florida, Mỹ), nơi đã được hưởng lợi từ việc một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp và công ty tài chính nổi tiếng chuyển đến khu vực Nam Florida trong giai đoạn đại dịch COVID-19, chứng kiến số lượng các cá nhân có giá trị ròng cao tăng trưởng ở mức 75% (tại Miami) và 90% (tại West Palm Beach).

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Edge Markets & Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top