Thế giới

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

ClockThứ Tư, 15/02/2023 15:01
TTH.VN - Lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng ở thủ đô London (Vương quốc Anh) tốn kém hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ Hồng Kông (Trung Quốc), một phần là do các con đường tắc nghẽn của thành phố này, theo một kết quả xếp hạng được công bố ngày hôm nay (15/2).

Utrecht là thành phố thân thiện với xe đạp nhất trên thế giớiTime Out: Edinburgh là thành phố tốt nhất thế giới năm 2022

Tình trạng ùn tắc giao thông trên một con đường ở thủ đô London, Vương quốc Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bảng xếp hạng do Công ty kinh doanh công nghệ định vị TomTom thực hiện cho biết, việc vận hành một chiếc ô tô chạy bằng xăng đã tiêu tốn 2.512 bảng Anh hồi năm ngoái, cao hơn khoảng 550 bảng Anh so với năm 2021.

Giá nhiên liệu tăng cao đồng nghĩa với việc London được xếp hạng cao hơn so với các thành phố châu Âu khác như Paris (Pháp), Oslo (Na Uy) và Zurich (Thụy Sĩ), cũng như so với bất kỳ thành phố nào khác ở khu vực Bắc Mỹ. Mặc dù vậy, mức giá nhiên liệu cao hơn đã không ngăn cản người dân ở thành phố này sử dụng ô tô.

Trong một nhận định liên quan, ông Andy Marchant, một chuyên gia về giao thông tại TomTom cho rằng: “Tuy chi phí lái xe trên toàn cầu ngày càng tăng, đây vẫn tiếp tục là phương tiện giao thông chính ở hầu hết các thành phố trên thế giới”.

Bên cạnh đó, trong một nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng không khí tại London, Thị trưởng London Sadiq Khan đang mở rộng một khu vực thu phí đối với người điều khiển các loại ô tô gây ô nhiễm cao.

Dữ liệu của TomTom cũng cho thấy, ô tô điện có thể giúp cắt giảm một nửa chi phí vận hành, nếu người lái xe sử dụng hình thức sạc chậm; trong khi đó, họ vẫn có thể tiết kiệm được khoảng 500 bảng Anh mỗi năm khi sử dụng hình thức sạc nhanh.

Được biết, tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng là một yếu tố khiến Hồng Kông (Trung Quốc) đứng đầu bảng xếp hạng chung.

Báo cáo nói trên cho biết thêm, người dân phải tiêu tốn 5,5 ngày do tình trạng ùn tắc giao thông khi lái xe ở thủ đô của Vương quốc Anh, họ phải mất trung bình 36 phút 20 giây để di chuyển 10 km ở khu vực trung tâm thủ đô vào năm 2022.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top