Thế giới

Nền kinh tế kỹ thuật số có thể giúp công dân kiểm soát tài chính

ClockThứ Năm, 27/08/2020 19:41
TTH - Một lực lượng đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được thành lập để xem xét những rủi ro và lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số vừa kết luận rằng, nền kinh tế kỹ thuật số có thể mang lại tác động chuyển đổi đối với sự phát triển bền vững và trao quyền cho công dân.

Mục tiêu khí hậu mạnh mẽ hơn của EU khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tếTác động từ Brexit, Đông Nam Á có thể sẽ chào đón thêm nhiều doanh nghiệp

Nền kinh tế kỹ thuật số mang lại tác động chuyển đổi đối với sự phát triển bền vững. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Lực lượng Đặc nhiệm của Tổng Thư ký LHQ về Tài chính Kỹ thuật số do ông Achim Steiner, Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ dẫn đầu, và bao gồm các nhân vật cấp cao từ lĩnh vực công nghệ, tổ chức tài chính, các Chính phủ và các cơ quan của LHQ. Lực lượng đã được Tổng Thư ký LHQ António Guterres thành lập hồi năm 2018, nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích và rủi ro của các lĩnh vực công nghệ tài chính và tài chính kỹ thuật số đang phát triển một cách nhanh chóng.

Sáng kiến ​​này là một phần trong chiến lược của Tổng Thư ký LHQ nhằm hỗ trợ tài chính cho Chương trình Nghị sự 2030, kế hoạch chi tiết của LHQ về một tương lai tốt đẹp hơn cho con người và hành tinh. Ông António Guterres cho hay, nhu cầu tài chính cho Chương trình Nghị sự là khoảng từ 5-7 nghìn tỷ USD mỗi năm. Sự chuyển đổi sang kỹ thuật số có thể cung cấp các phương tiện để đáp ứng chi phí dự kiến ​​đó.

Người đứng đầu LHQ cho biết: “Các công nghệ kỹ thuật số, đang cách mạng hóa các thị trường tài chính, có thể là một yếu tố bất ngờ trong việc đáp ứng những mục tiêu chung”.

Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xảy ra, sự phổ biến của các công cụ kỹ thuật số đã phát triển nhanh chóng và chứng tỏ tiềm năng của tài chính kỹ thuật số trong việc cung cấp cứu trợ cho hàng triệu người trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như bảo vệ việc làm và sinh kế.

Bên cạnh đó, ông Achim Steiner nhận định, việc sử dụng điện thoại thông minh một cách rộng rãi giúp đưa các công cụ kỹ thuật số mạnh mẽ vào tay hơn 1 tỷ người, cho phép họ làm việc, giao lưu xã hội và quản lý tài chính của chính mình.

Báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm của Tổng Thư ký LHQ về Tài chính Kỹ thuật số cũng xác định cách để khai thác số hóa, một lĩnh vực bao gồm phần lớn tài chính toàn cầu. Đầu tiên, các dòng tiền khổng lồ trên thế giới cần được đầu tư theo cách hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Chương trình Nghị sự 2030. Tài chính công cần hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Các khoản tiết kiệm cần được đầu tư cho những dự án phát triển dài hạn, sử dụng các công cụ kỹ thuật số. Và cần có nhiều tài chính hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất quan trọng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Giá xăng lại tiếp tục tăng

Lúc 15h ngày 9/1 là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công thương. Trong phiên điều chỉnh lần này, giá xăng RON95 lại tăng lên hơn 21.000 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 2 liên tiếp của giá xăng trong năm 2025.

Giá xăng lại tiếp tục tăng
Return to top