Thế giới

Mỹ chi 5 tỷ USD tăng tốc phát triển vaccine ngừa COVID-19 thế hệ mới

ClockThứ Ba, 11/04/2023 09:05
TTH.VN - Reuters hôm nay (11/4) dẫn lời người phát ngôn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) và một quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết chính phủ nước này đang chi hơn 5 tỷ USD cho nỗ lực đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine và các phương pháp điều trị COVID-19 mới.

Mỹ tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì COVID-19Mỹ sẽ tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 9FDA Mỹ cấp phép đầy đủ cho vaccine COVID-19 của Pfizer để tiêm chủng cho lứa tuổi 12 - 15FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi

leftcenterrightdel
Các nhà khoa học nghiên cứu phát triển vaccine ngừa Covid-19 thế hệ mới. Ảnh: Getty Images/QDND

Được đặt tên là “Dự án NextGen”, khoản đầu tư này vừa được Nhà Trắng và các quan chức HHS công bố lần đầu trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post ngày 10/4, nhằm mục đích bảo vệ người dân tốt hơn trước virus corona gây bệnh COVID-19 - vốn có thể tiếp tục trở thành mối đe dọa trong tương lai.

“Mặc dù vaccine của chúng ta vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng và tử vong, nhưng theo thời gian, chúng ít có khả năng giảm lây nhiễm… Sự xuất hiện của các biến thể mới và khả năng miễn dịch mất dần theo thời gian có thể tiếp tục thách thức các hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta trong những năm tới”, người phát ngôn của HHS cho biết.

Theo Reuters, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ chi tối thiểu 5 tỷ USD để hợp tác với khu vực tư nhân, một cách tiếp cận tương tự như cách tiếp cận của dự án “Operation Warp Speed”  dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối vaccine hồi năm 2020.

“Dự án NextGen sẽ đẩy nhanh và hợp lý hóa sự phát triển nhanh chóng của các thế hệ vaccine và phương pháp điều trị tiếp theo thông qua sự hợp tác công-tư”, quan chức chính quyền Mỹ nêu rõ.

Cũng theo vị quan chức này, “việc rót khoản đầu tư tối thiểu 5 tỷ USD sẽ giúp thúc đẩy tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực mang lại lợi ích sức khỏe cộng đồng lớn cho người dân Mỹ, với mục tiêu phát triển các công cụ an toàn và hiệu quả cho người dân Mỹ”.

Người phát ngôn của HHS cho biết, dự án được đặt tại HHS, sẽ phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân để thúc đẩy phát triển hệ thống vaccine và các phương pháp điều trị mới. Dự án sẽ bao gồm tất cả các giai đoạn phát triển từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng cho đến phân phối sản phẩm.

“Dự án NextGen” sẽ tập trung vào việc tạo ra các kháng thể đơn dòng lâu dài chống lại các biến thể COVID-19 mới, cũng như phát triển các loại vaccine có khả năng chống lại một số loại virus corona khác nhau.

Ngoài ra, dự án này cũng nhằm tăng tốc độ phát triển các loại vaccine tạo ra khả năng miễn dịch niêm mạc và có thể được truyền qua đường mũi, với hy vọng chúng có thể làm giảm đáng kể tốc độ lây nhiễm và lan truyền.

Trong một thông tin liên quan, Tổng thống Joe Biden ngày 10/4 (giờ địa phương) đã ký một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua trước đó, “chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với đại dịch COVID-19”.

Việc kết thúc tình trạng khẩn cấp vì COVID-19 sẽ mang lại nhiều thay đổi trên toàn hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Luật mới này sẽ ngay lập tức chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia và tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được ban hành lần đầu tiên dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump và tiếp tục được chính quyền Tổng thống Joe Biden thông qua. 

Cựu Tổng thống Donald Trump đã lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với COVID-19 vào ngày 13/3/2020, có hiệu lực từ ngày 1/3 năm đó. Tuyên bố này cho phép các thành phố và tiểu bang nhận được nguồn tài trợ liên bang cho việc xét nghiệm COVID và tiêm vaccine, cũng như các biện pháp khẩn cấp khác.

Được biết, trong hơn 3 năm qua, hơn 1 triệu người tại Mỹ đã tử vong vì COVID-19.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & CBS News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Return to top