Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Mỹ ban hành hướng dẫn phòng bệnh cho ngành du lịch tàu biển

ClockThứ Bảy, 03/04/2021 10:21
TTH.VN - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) mới đây đã ban hành hướng dẫn mới cho ngành du lịch tàu biển, bao gồm sự cần thiết phải tiêm phòng COVID-19 – một bước cần thiết trước khi hành trình của hành khách có thể được tiếp tục.

Đức: Trộm không có cơ hội lộng hành vì người dân ở nhà nhiều hơn do dịchTrao cơ hội việc làm cho người tự kỷ thời Covid-19Malaysia cho phép người dân tiêm đủ vaccine COVID-19 đi lại tự doAMRO: Các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 6,7%Các nước châu Á tìm nguồn cung vaccine sau khi COVAX bị ảnh hưởng

Mỹ ban hành hướng dẫn mới cho ngành du lịch tàu biển để đảm bảo hành trình di chuyển của khách an toàn trong mùa dịch. Ảnh minh họa: cruisearabiaonline.com/Vietnam+

Các hướng dẫn kỹ thuật mới, bản cập nhật đầu tiên kể từ tháng 10 bao gồm yêu cầu tăng tần suất báo cáo từ hàng tuần lên hàng ngày về các trường hợp nhiễm COVID-19, đồng thời thực hiện kiểm tra định kỳ cho các thủy thủ đoàn dựa trên tình hình dịch trên tàu, thiết lập thời gian tiêm chủng cho thuyền viên và nhân viên cảng.

CDC cho biết: “Các nỗ lực tiêm chủng vaccine COVID-19 rất quan trọng trong việc khôi phục lịch trình du chuyển của hành khách một cách an toàn”.

Cũng trong diễn biến cập nhật tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) ngày 2/4 thông tin rằng nước này đã ghi nhận 30 trường hợp xuất hiện tình trạng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong tổng số 18 triệu người tiêm chủng loại vaccine này.

Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Anh cũng cho biết từ 4h sáng ngày 9/4, nước này sẽ thêm Bangladesh, Kenya, Pakistan và Philippines vào “danh sách đỏ” về du lịch của mình, trong đó sẽ cấm nhập cảnh đối với những hành khách đến từ những quốc gia này, trừ khi họ mang quốc tịch Anh hoặc Ireland. Chưa dừng lại ở đó, những người Anh trở về từ các nước nêu trên sẽ phải cách ly bắt buộc với thời gian 10 ngày trong khách sạn. Trước 4 nước này, danh sách đỏ hạn chế nhập cảnh của Anh đã có khoảng 30 quốc gia, chủ yếu là ở châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.

Tuyên bố đưa ra khi Bộ Giao thông Vận tải Anh thông tin về các biến thể COVID-19 đáng lo ngại và cho biết việc mở rộng danh sách được triển khai vào “thời điểm quan trọng đối với chương trình vaccine của nước nhà.

Các hạn chế bổ sung sẽ giảm thiểu rủi ro từ những biến thể mới.

Bộ Y tế Hà Lan cũng vừa ra lệnh tạm ngưng tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho những người dưới 60 tuổi sau ca tử vong của một phụ nữ đã tiêm vaccine.

Khoảng 10.000 lịch hẹn tiêm chủng cũng đã bị hủy vì tuyên bố này.

Trong một thông tin có liên quan, tính đến 8h10p sáng ngày 3/4 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 130 triệu ca nhiễm COVID-19. Số ca tử vong là hơn 2,8 triệu trường hợp và đã có hơn 105 triệu bệnh nhân đã bình phục. Mỹ, Brazil và Ấn Độ là 3 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất. Trong đó Brazil và Ấn Độ ghi nhận gần 13 triệu trường hợp cho mỗi nước, Mỹ bỏ xa với hơn 31,3 triệu ca nhiễm trên địa bàn toàn quốc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây

Sáng 9/1, Sở Du lịch phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến TP. Huế bằng đường hàng hải năm 2025. Tham dự chương trình đón chuyến tàu có ông Hoàng Hải Minh, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế.

Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên năm 2025 cập Cảng Chân Mây
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top